Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư; Kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh (10/10/1949-10/10/2024); Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • Trích yếu: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
  • Số ký hiệu CÔNG ƯỚC
    Loại văn bản Công văn
    Lĩnh vực Điều ước quốc tế lĩnh vực Đầu tư.
    Đơn vị ban hành văn bản

    I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÔNG ƯỚC
    1. Quá trình soạn thảo
    Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Convenant on Civil
    and Political Rights) (viết tắt là Công ước hoặc ICCPR) là một trong những điều ước
    quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc
    thông qua cùng với Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
    (International Convenant on Economic, Social and Cultural Rights – ICESCR) theo Nghị
    quyết số 2200 A (XXI) ngày 16/2/1966. Ngoài ra, một Nghị định thư tùy chọn đi kèm
    với ICCPR cũng được thông qua trong Nghị quyết số 2200 A (XXI) nhằm quy định các
    thủ tục giải quyết các khiếu nại của các cá nhân về việc vi phạm các quyền dân sự,
    chính trị của các quốc gia. ICCPR có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Tầm quan trọng và ý
    nghĩa của ICCPR được thể hiện ở chỗ có 168 nước đã phê chuẩn Công ước này (tính
    đến tháng 7/2015).
    ICCPR được coi là một phần của Bộ luật quốc tế về quyền con người, cùng với ICESCR
    và Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 (Universal Declaration of Human
    Rights - UDHR), được đặt dưới sự giám sát riêng của Ủy ban nhân quyền, độc lập với
    Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc. Cơ quan này có trách nhiệm giám sát việc
    thực hiện và thẩm định các báo cáo nhân quyền của các nước. Mới đầu, các bên tham
    gia phải báo cáo định kỳ mỗi năm một lần, nhưng sau đó là bất kỳ khi nào Ủy ban giám
    sát yêu cầu (thông thường là bốn năm một lần). Đến năm 1976, một Nghị định thư tùy
    chọn thứ hai bổ sung ICCPR được thông qua theo Nghị quyết số 44/128 ngày
    15/12/1989 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong đó đề cập đến việc xóa bỏ hình
    phạt tử hình.
    1. Việt Nam và sự tham gia ICCPR
    Việt Nam đã gia nhập ICCPR và ICESCR ngày 24/9/1982. Khi gia nhập ICCPR và ICESCR,
    Việt Nam đưa ra tuyên bố: “Các quy định của khoản 1 Điều 48 của ICCPR và khoản 1
    Điều 26 của ICCPR, theo đó một số quốc gia bị tước cơ hội trở thành thành viên của
    công ước này, là có tính chất phân biệt đối xử. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    cho rằng, các Công ước, phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc
    gia, nên mở ra cho mọi quốc gia tham gia mà không có bất kỳ sự phân biệt hoặc giới
    hạn nào” .
    Từ khi tham gia ICCPR, Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể để bảo đảm
    các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong ICCPR được tôn trọng và thực thi trong thực
    tiễn. Với tầm quan trọng cũng như mức độ phổ quát của ICCPR, trong thời gian qua,
    Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên của Công ước này. Theo
    Điều 40 của ICCPR, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nộp báo cáo về các biện pháp
    mình thông qua để thực hiện các quyền trong Công ước và những tiến bộ đã đạt được
    trong việc thực hiện các quyền đó. Đến nay, Việt Nam đã nộp 02 báo cáo quốc gia về
    việc triển khai thực hiện Công ước. Báo cáo quốc gia thứ nhất được nộp vào năm 1989
    và được Ủy ban Công ước xem xét vào ngày 12/7/1990. Báo cáo quốc gia thứ hai được
    nộp vào năm 2001 và được Ủy ban Công ước xem xét vào ngày 12/7/2002. Ủy ban
    Công ước đã hoan nghênh Việt Nam về báo cáo thứ hai với những thông tin chi tiết về
    pháp luật quốc gia và đã gửi một đoàn đại biểu đông đảo từ nhiều cơ quan khác nhau
    đến báo cáo.
    Kể từ khi Việt Nam gia nhập ICCPR, Bộ Ngoại giao là cơ quan được giao làm đầu mối
    thực hiện Công ước này. Hai báo cáo quốc gia trước đây của Việt Nam do Bộ Ngoại
    giao chủ trì xây dựng. Tuy nhiên, đến năm 2013, nhiệm vụ làm đầu mối triển khai thực
    hiện Công ước được chuyển giao từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Tư pháp. Năm 2014, Thủ
    tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện ICCPR một cách
    bài bản, toàn diện. Hiện Bộ Tư pháp đang chủ trì xây dựng báo cáo quốc gia lần thứ
    ba về thực thi Công ước.
    II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC
    1. Khái quát
    ICCPR điều chỉnh những quyền cơ bản của con người thuộc phạm trù các quyền dân
    sự, chính trị. Các bên tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị
    của từng cá nhân, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do
    hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự pháp
    luật... ICCPR gồm 6 phần, 53 điều với những nội dung cơ bản sau đây:
    - Lời nói đầu gồm 5 đoạn.
    - Phần I gồm Điều 1 về quyền tự quyết.
    - Phần II, từ Điều 2 đến Điều 5, quy định về nguyên tắc bình đẳng, tạm đình chỉ các
    quyền trong tình trạng khẩn cấp và không được lạm dụng các quy định của Công ước.
    - Phần III, từ Điều 6 đến Điều 27, quy định về các nội dung của các quyền dân sự (quyền
    sống, quyền không bị tra tấn, quyền không bị bắt làm nô lệ… ); các quyền chính trị
    (quyền hội họp, quyền lập hội, quyền tham gia đời sống chính trị) và một số quyền của
    trẻ em, quyền của người thiểu số. Đây là phần chứa đựng những nội dung quan trọng
    nhất, trong đó bao gồm các quy định về nội hàm của các quyền dân sự và chính trị.
    - Phần IV, từ Điều 28 đến Điều 45, quy định về thành lập, cơ cấu, tổ chức và hoạt động
    của HRC – cơ quan có nhiệm vụ giám sát việc thi hành Công ước.
    - Phần V, gồm Điều 46 và Điều 47, quy định về việc giải thích Công ước không được
    làm phương hại đến các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và quyền của các
    dân tộc trong việc quyết định về tài nguyên của mình.
    - Phần VI, từ Điều 48 đến Điều 53, quy định về việc ký kết, gia nhập, phê chuẩn, sửa đổi
    và hiệu lực của Công ước.
    2. Các quyền được Công ước công nhận
    2.1. Một số quyền đặc biệt
    Có ba quyền có vị trí đặc biệt trong ICCPR, đó là:
    2.1.1. Quyền tự quyết
    Quyền tự quyết được quy định tại Điều 1 Phần I của Công ước. Đây là một quyền tập
    thể thuộc về các dân tộc, có ý nghĩa đối với việc bảo đảm tất cả các quyền con người
    khác. Theo đó, Công ước công nhận quyền tự quyết của mọi dân tộc, bao gồm quyền
    được “tự do định đoạt thể chế chính trị và theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế,
    xã hội và văn hoá” trong điều kiện thực tế của mình. Công nhận rằng quyền sinh kế
    của một dân tộc không bao giờ bị tước bỏ. Để đạt được mục tiêu này, các dân tộc có
    quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của mình, miễn là không vi phạm những
    nghĩa vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ
    tương và luật pháp quốc tế. Các quốc gia thành viên ký kết Công ước này, kể cả những
    quốc gia có trách nhiệm bảo hộ hay giám hộ các lãnh thổ khác, phải tôn trọng và xúc
    tiến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết chiếu theo các điều khoản của Hiến chương
    Liên hợp quốc.
    2.1.2. Quyền không phân biệt đối xử
    Quyền này được quy định tại Điều 2(1), Điều 3 và Điều 26 của Công ước. Đây là một
    nguyên tắc bao trùm, đòi hỏi bảo đảm khi thực hiện các quyền con người. Theo đó,
    Công ước yêu cầu các bên tham gia ký kết thực hiện các bước cần thiết để hiện thực
    hóa các quyền được công nhận trong Công ước, đồng thời trừng phạt và sửa chữa bất
    kỳ vi phạm nào trong quá khứ và hiện tại. Các bên tham gia phải cam kết tôn trọng và
    bảo đảm thực thi những quyền được thừa nhận trong Công ước cho “tất cả mọi người
    sống trong lãnh thổ và thuộc thẩm quyền quốc gia, không phân biệt chủng tộc, màu

    cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (Điều 5) cũng đã có những quy định cụ thể về mức phạt và các biện pháp xử phạt bổ sung đối với các hành vi xâm phạm những quyền nói trên nhưng chưa nghiêm trọng tới mức bị xử lý hình sự. Tất nhiên, những biện pháp xử lý từ phía Nhà nước không loại trừ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự nói chung trong trường hợp sự xâm phạm gây ra thiệt hại. Pháp luật Việt Nam cũng đã dự liệu các quy định về phạm vi, căn cứ, trình tự, thủ tục chặt chẽ đối với những trường hợp được phép tiến hành những hành vi có khả năng ảnh hưởng đến nhóm quyền này. Việc khám người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm hoặc việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện chỉ được tiến hành trong trường hợp luật định và tuân thủ các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng hình sự phải theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Bộ luật có một chương riêng - Chương XII về khám xét, thu giữ, tạm giữ và kê biên tài sản. Khi khám xét phải có lệnh khám được Viện kiểm sát phê chuẩn, trường hợp không thể trì hoãn, lệnh khám có thể được thi hành ngay nhưng trong vòng 24 giờ phải thông báo cho Viện kiểm sát. Về trình tự thủ tục, phải đọc lệnh khám cho đương sự và giải thích để họ tự nguyện chấp hành, nếu không tự nguyện mới tiến hành khám, trường hợp không có lệnh khám thì phải có căn cứ nơi khám cất giấu tài liệu tang vật; với việc khám chỗ ở và chỗ làm việc phải có người chứng kiến; thu giữ thư tín, bưu phẩm bưu kiện phải có đại diện của cơ quan bưu điện và phải thông báo cho người sở hữu thư tín, bưu phẩm, bưu kiện đó. Các trường hợp khám xét đều phải lập biên bản. Khi thu giữ, tạm giữ thư tín, bưu phẩm bưu kiện, đồ vật phải bảo quản nguyên vẹn. Các luật về tố tụng: Tố tụng dân sự (Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 khoản 3 Điều 13, khoản 2 Điều 15, khoản 3 Điều 66, khoản 2 và 3 Điều 97, khoản 2 Điều 227), tố tụng hình sự (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Điều 8, 18), tố tụng hành chính (Luật Tố tụng hành chính năm 2010 khoản 3 Điều 15, Điều 17, Điều 56, khoản 2 và 3 Điều 90, khoản 2 Điều 153) đều quy định việc xét xử công khai, công bố các tài liệu chứng cứ, cung cấp lời khai của nhân chứng có thể không được thực hiện để bảo đảm yêu cầu chính đáng về bí mật đời tư của công dân. Tuy nhiên, để hài hòa hóa lợi ích của đương sự và của xã hội, với các vụ án xét xử kín, việc tuyên án vẫn phải công khai. Ngay cả đối với lĩnh vực tố tụng đặc biệt như tố tụng cạnh tranh, nhân chứng cũng có quyền từ chối khai báo nếu việc đó liên quan đến bí mật đời tư của mình (Luật Cạnh tranh năm 2004 điểm đ khoản 2 Điều 68).
    trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa”. Tuy điều luật không trực tiếp đề cập đến việc bảo vệ các quyền tự do đi lại và cư trú, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, quyền tự do lập hội của công dân nhưng đã đề cập một cách gián tiếp đến việc bảo vệ các quyền đó vì Hiến pháp năm 2013 đã thừa nhận các quyền trên là các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 1.20. Các quyền của công dân về tham gia quản lý xã hội, bầu cử, ứng cử, hưởng các dịch vụ công Quyền bầu cử Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Bầu cử đã trở thành yếu tố quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ và là biểu hiện, thước đo của dân chủ. Theo quy định tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 thì “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”. Quyền ứng cử Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, pháp luật Việt Nam cũng đã đưa ra những quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Các biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm quyền bầu cử, ứng cử được quy định tại Điều 95 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015: “Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”.
    Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội Khoản 1 Điều 28 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”. 1.21. Về quyền của người dân tộc thiểu số Việt Nam là một quốc gia thống nhất với 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với dân số 12.250.436 người, chiếm 14,27% dân số cả nước. Nhà nước Việt Nam dành nhiều ưu tiên trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách dân tộc hiện nay khá đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực và phủ kín các địa bàn vùng dân tộc và miền núi, với hơn 130 chính sách, được thể hiện qua 177 văn bản, tại 37 Nghị định và Nghị quyết của Chính phủ, 140 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Về mặt xã hội, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham chính ngày càng tăng, số lượng đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ dân số. Trong 4 nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số chiếm từ 15,6% đến 17,27%, trong khi người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,3% dân số. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 là 18%, cấp huyện là 20%, cấp xã là 22,5%. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng có đông người dân tộc thiểu số giảm từ 32,6% năm 2009 xuống còn 24,3% năm 2012. Cơ sở hạ tầng có sự cải thiện rõ rệt: 98,6% xã có đường ô tô; 99,8% số xã và 95,5% số thôn được sử dụng điện sinh hoạt. 1.22. Về hạn chế quyền và tạm đình chỉ quyền Trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, các quy định hạn chế quyền con người, quyền công dân được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, do nhiều cấp có thẩm quyền khác nhau quyết định. Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 được thiết lập nhằm đề phòng sự tùy tiện trong việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ngày càng được tôn trọng và thực thi tốt hơn tại Việt Nam. Các văn bản dưới luật chỉ được phép quy định các giới hạn quyền đã được luật quy định và không có quy định khác, không đặt ra trách nhiệm mới, nghĩa vụ mới, trình tự thủ tục hoặc chế tài nặng nề hơn nhằm tránh các hạn chế, tác động tiêu cực đến các quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 quy định. Bên cạnh đó, việc ban hành các luật hạn chế quyền con người, quyền công dân cũng không được thực hiện một cách tùy tiện, mà Quốc hội chỉ được phép làm điều này “trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
    2. Đánh giá tổng quan Có thể thấy rằng hệ thống pháp luật Việt Nam đã ghi nhận đầy đủ các quyền dân sự, chính trị: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự… Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị. Đối với các quyền dân sự, Việt Nam đã ban hành tương đối đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về nhóm quyền này, thể hiện và phù hợp với nội dung của các điều ước quốc tế liên quan, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những quy định về quyền sống, quyền không bị phân biệt đối xử và bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do và an toàn cá nhân, không bị bắt, giam giữ tùy tiện, quyền không bị tra tấn, được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm, quyền được bảo vệ sự riêng tư và chỗ ở hợp pháp và quyền về xét xử công bằng. Một trong những điểm đáng lưu ý, đồng thời là điểm mới được quy định trong Hiến pháp năm 2013 là sự ghi nhận quyền sống của cá nhân. Mặc dù luật hình sự Việt Nam vẫn quy định hình phạt tử hình, nhưng việc ghi nhận quyền sống không đồng nghĩa với việc sẽ xóa bỏ hình phạt tử hình. Quan điểm này trên thực tế không mâu thuẫn với luật nhân quyền quốc tế, vì ICCPR ghi nhận quyền sống nhưng không bắt buộc các quốc gia thành viên phải xóa bỏ hình phạt tử hình. Mặc dù vậy, luật nhân quyền quốc tế nêu rõ một giới hạn đó là, ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xoá bỏ thì chỉ được phép áp dụng hình phạt này với những tội ác nghiêm trọng nhất. Về điểm này, Điều 8 (Khoản 3) Bộ luật Hình sự cũng đã quy định: hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, xét về tổng thể, quy định về quyền sống trong Hiến pháp năm 2013 tuy ngắn gọn nhưng phù hợp với các quy định của luật quốc tế về quyền con người. Bên cạnh đó, trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện pháp luật hình sự, Việt Nam đang tích cực xem xét, tiến tới giảm thiểu tối đa hình phạt tử hình. Đối với các quyền dân sự khác, về cơ bản, các quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với quy định của luật quốc tế về quyền con người. Tuy nhiên, để hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần lưu ý một số điểm sau: - ICCPR quy định một cách cụ thể về quyền không bị phân biệt đối xử, theo đó “không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác...”. Để thực hiện quy định trên, cần rà soát và thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về các căn cứ không cho phép phân biệt đối xử.
    - Để bảo đảm tương thích đầy đủ hơn các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến các tội phạm gây thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người và liên quan đến thực hiện các lệnh khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm hoặc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Những quy định trên cần phải được cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn làm căn cứ để các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng thống nhất. Tiến hành rà soát và hoàn thiện pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú, rà soát và ban hành mới văn bản luật trong các lĩnh vực như tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội…. Để bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, hai lĩnh vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự. Với việc ban hành Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc bảo đảm quyền con người đặc biệt là các quyền liên quan trong hoạt động tư pháp như quyền sống, quyền xin ân giảm hoặc thay đổi mức hình phạt, quyền không bị tra tấn, đối xử một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, không bị bắt làm nô lệ, quyền tự do và an toàn cá nhân, không bị bắt giữ và giam cầm vô cớ, quyền được phán quyết bởi Tòa án hoặc cơ quan tài phán có thẩm quyền cho hành vi phạm tội, quyền bình đẳng trước tòa và cơ quan tài phán,… Các chế định pháp lý này cũng đang từng bước được hoàn thiện để bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, hai Bộ luật này đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và những vấn đề như khủng bố, phân biệt chủng tộc, di cư quốc tế, buôn bán người, đói nghèo, chuyển đổi khí hậu,… đang đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sự an toàn và quyền của con người. Điều này đòi hỏi phải tăng cường các biện pháp nhằm bảo đảm hơn nữa các quyền con người, trong đó có các biện pháp về lập pháp, đặc biệt là việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Yêu cầu về tiếp tục hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nói riêng cũng phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước Việt Nam theo hướng ngày càng bảo đảm tốt hơn các quyền con người, đồng thời, góp phần làm hài hòa pháp luật Việt Nam với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Tóm lại, là thành viên của ICCPR từ đầu thập kỷ 1980, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ “những chuẩn mực nhân quyền quốc tế tối thiểu” được ghi nhận trong công ước này, mà đầu tiên là phải “nội luật hóa” vào Hiến pháp. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các tư tưởng lập hiến Việt Nam có từ đầu thế kỷ XX, các quyền cơ bản của con người như các quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền tự do tín ngưỡng tôn
    giáo, quyền bầu cử, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền bình đẳng trước pháp luật… đã được bốn bản Hiến pháp nước ta ghi nhận ở các mức độ khác nhau và có thể nói là tương đối đầy đủ, ít nhất là về mặt số lượng các quyền. Tuy nhiên với đặc thù là một đạo luật gốc, Hiến pháp chỉ dừng lại ở mức long trọng thừa nhận các quyền này. Để hiện thực hóa các quyền này, rất cần có sự cụ thể hóa bởi các đạo luật vào từng lĩnh vực khác nhau trong các điều kiện khác nhau, đồng thời là tạo cơ chế bảo vệ hiệu quả trong thực tiễn./. Tài liệu tham khảo: 1. Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. 2. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966. 3. Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948. 4. Các Bình luận của Ủy ban Nhân quyền về nội dung của Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị. 5. Kết luận ngày 19/7/2002, Ủy ban Nhân quyền yêu cầu Việt Nam nộp thông tin bổ sung trong vòng một năm và phải nộp báo cáo thứ ba muộn nhất vào 1/8/2004. 6. Báo cáo rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị do Vụ Pháp luật quốc tế chủ trì thực hiện năm 2013. 7. Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR 1966), NXB Hồng Đức, năm 2012. 8. Đặng Trung Hà, Kết quả ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền và vấn đề nội luật hóa vào pháp luật Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. 9. Nội luật hóa các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2007). TS. Hoàng Phước Hiệp.

  • Văn bản khác:
  • Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên
  • V/v lấy ý kiến thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án: Khai thác, chế biến đá vôi làm VLXDTT tại bản Nà Ri, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Hồ sơ tham gia ý kiến vào đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Đường dây 220kV 500kV Sơn La – Điện Biên
  • V/v lấy ý kiến thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án: Khai thác cát làm VLXDTT thuộc đội 1, bản Noong Vai và đội 15, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
  • Lấy ý kiến tham gia thẩm định dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn Điện Biên Đông
  • Hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án: Thủy điện Nậm Núa 2
  • V/v lấy ý kiến thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án: Trung tâm Viettel huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên
  • V/v cử thành viên tham gia kiểm tra thực địa dự án Nhà máy điện gió BCG Điện Biên 1 và họp thống nhất các nội dung theo ý kiến tham gia vào hồ sơ đề xuất dự án ./.
  • Lấy ý kiến tham gia thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án: Cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc Gia (Chương trình “Bừng sáng Điện Biên”).
  • V/v lấy ý kiến thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió BCG Điện Biên 1
  • 11-20 of 105<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • THÔNG BÁO Về việc chấm dứt hoạt động dự án Trồng cây Đàn Hương và dược liệu tại xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
  • Quyết định về việc công bố công khai dự toán bổ sung kinh phí năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Quyết định về việc công bố công khai điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Quyết định về việc công bố công khai kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Quyết định về việc giao chỉ tiêu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 cho Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Kết luận thanh tra Việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, công tác đấu thầu giai đoạn năm 2021-2023 trên địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ
  • Cảnh báo hành vi mạo danh cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên liên hệ với doanh nghiệp
  • Biểu kèm theo Kết Luận thanh tra Việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, công tác đấu thầu giai đoạn năm 2021-2023 tại Ban Quản lý dự án các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên
  • Kết Luận thanh tra Việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, công tác đấu thầu giai đoạn năm 2021-2023 tại Ban Quản lý dự án các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên
  • Kết luận thanh tra Việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, công tác đấu thầu giai đoạn năm 2021-2023 trên địa bàn huyện Tủa Chùa
  • Thông báo lịch tiếp công dân năm 2024 của Giám đốc Sở KH&ĐT
  • Thông báo số điện thoại đường dây nóng Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • THÔNG BÁO MỜI QUAN TÂM DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT Dự án Khu dân cư đô thị Mường Thanh A, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
  • Giới thiệu chức danh và chữ ký Phó Chánh Văn phòng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • KẾT LUẬN THANH TRA Về việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, công tác đấu thầu giai đoạn năm 2021-2022 trên địa bàn huyện Mường Nhé
  • THÔNG BÁO MỜI QUAN TÂM DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT Dự án Khu dân cư đô thị, thương mại dịch vụ tổ dân phố 17, 18 phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ
  • THÔNG BÁO MỜI QUAN TÂM DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT Dự án Khu dân cư đô thị Him Lam 7, thành phố Điện Biên Phủ
  • Kết luận thanh tra Việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, công tác đấu thầu giai đoạn năm 2021-2022 trên địa bàn huyện Mường Chà
  • Giấy mời tham gia khảo sát DDCI năm 2023
  • THÔNG BÁO Về việc tổ chức khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ Đấu thầu qua mạng và Đấu thầu cơ bản
  • Thông báo kết quả xét tuyển (Vòng 1) và triệu tập thí sinh tham dự phỏng vấn vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
  • THÔNG BÁO MỜI QUAN TÂM DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT Dự án: Khu dân cư, dịch vụ thương mại tại xã Thanh Hưng, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Khu A)
  • Cảnh báo lừa đảo việc yêu cầu cập nhật thông tin CCCD gắn chíp của người đại diện theo pháp luật trên GCN đăng ký doanh nghiệp
  • Mời tham gia khảo sát DDCI năm 2022
  • Kế hoạch tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2023
  • Tuyển dụng viên chức Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
  • Thông báo giới thiệu chức danh và chữ ký Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • THÔNG BÁO MỜI QUAN TÂM DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT Dự án Chợ và Thương mại dịch vụ Mường Thanh
  • Thay đổi thời gian làm việc với các địa phương về phương án tích hợp trong quy hoạch tỉnh
  • Mời kiểm tra thực địa dự án Thuỷ lợi Nậm Khẩu Hu, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên
  • GMời đi thực địa dự án đầu tư Cơ sở sản xuất gạch không nung Duy Hồng
  • Mời họp thống nhất một số nội dung về dự án Khu đô thị Nam Thanh Trường
  • Mời kiểm tra thực địa vị trí đề xuất đầu tư Nhà máy thuỷ điện Nậm He Thượng 2
  • Mời gọi đầu tư xây dựng khách sạn huyện Nậm Pồ
  • Mời kiểm tra thực địa Cửa hàng xăng dầu số 2 Thanh Nưa, xã Thanh Nưa, huyện ĐIện Biên
  • Mời đi kiểm tra thực địa các dự án CBĐT trên địa bàn huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé.
  • Mời kiểm tra thực địa 02 dự án Điện sinh hoạt bản Huổi Moi và Nâng cấp đường giao thông Pa Thơm – Huổi Moi, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên
  • Mời đi thực địa dự án tại hai huyện Điện Biên Đông; Nậm Pồ
  • Mời khảo sát thực địa và thống nhất vị trí địa điểm khu đất dự kiến thực hiện dự án Bến xe khách tỉnh Điện Biên
  • Mời kiểm tra thực địa Cửa hàng xăng dầu xã Chiềng Sinh và Cửa hàng xăng dầu xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo
  • Mời họp thống nhất Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
  • Mời thực địa dự án Nâng cấp đường QL6, huyện Tuần Giáo
  • Mời họp về việc chuẩn bị nội dung phục vụ công tác Khảo sát trước thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Mời doanh nghiệp tham dự khóa tập huấn về thúc đẩy kinh doanh trực tuyến
  • Thể lệ giải báo chí Toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba, năm 2020-2021
  • Mời giải quyết các tồn tại, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, để xuất các giải pháp thực hiện tại Dự án Khu đô thị mới Nam Thanh Trường
  • Giới thiệu chức danh và chữ ký Phó Giám đốc, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Giới thiệu chức danh chữ ký Phó chánh Thanh tra, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Mẫu thuyết minh năng lực tài chính của NĐT và các VB về việc triển khai thi hành Luật Đầu tư 2020
  • Mời tham gia kiểm tra thực địa Dự án Di chuyển dân cư bản Huổi Thẩu Đeng, xã Pa Ham (nay là xã Nậm Nèn), huyện Mường Chà
  • Người dân đã từng đi, đến, về từ huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong thời gian từ ngày 15/01/2021 đến nay, chủ động liên hệ với Trạm Y tế xã, phường hoặc cơ sở y tế gần nhất nơi đang lưu trú để khai báo y tế, hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và giám sát sức khỏe
  • Giấy mời kiểm tra thực địa dự án: Kè bảo vệ khu dân cư và công trình hạ tầng kỹ thuật suối Tin Tốc, thị trấn Mường Ảng (giai đoạn II) và dự án Kè chống sạt lở khu dân cư khu vực thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo
  • Mời họp thống nhất cơ chế, chính sách đối với các dự án Trồng Mắc ca trên địa bàn tỉnh
  • Thông báo lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Giới thiệu chức danh và chữ ký Phó Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Mời kiểm tra thực địa Khai thác cát làm VLXDTT tại điểm mỏ Đội 6, xã Pom Lót và Đội 18, Đội 19, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
  • Thông báo Triệu tập thí sinh tham dự kỳ thi tuyển công chức (vòng 1)
  • Mời kiểm tra thực đia dự án Hồ chứa nước Huổi Trạng Tai, huyện Điện Biên
  • Giấy mời làm việc Đoàn công tác Israel ngày 19/11/2020
  • Thông báo điều chỉnh thời gian tiếp và làm việc với Tập đoàn TH
  • Mời họp thống nhất một số nội dung khảo sát địa bàn dự kiến đề xuất dự án của Tập đoàn TH
  • Mời kiểm tra thực địa Cửa hàng xăng dầu Nà Khoa, xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ và Cửa hàng xăng dầu Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà
  • Thông báo Về việc điều chỉnh, phân công nhiệm vụ đối với các đồng chí trong Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Thông báo vi phạm của doanh nghiệp chi nhánh văn phòng đại diện thuộc trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
  • Mời Kiểm tra thực địa 03 công trình chuẩn bị chủ trương đầu tư tại huyện Tuần Giáo
  • Mời kiểm tra thực địa, thống nhất nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của dự án Kè chống sạt doanh trại dBB1/Bộ CHQS tỉnh Điện Biên
  • Giới thiệu chức danh và chữ ký Phó Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Giấy mời kiểm đi thực địa 02 án kè chống sạt lở trên địa bàn huyện Mường Ảng và Nậm Pồ
  • Giấy mời đi thực địa dự án kè chống sạt lở trên địa bàn huyện Mường Ảng
  • Giấy mời họp về việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình đường Km45 - Nà Hỳ
  • Tài liệu cung cấp thông tin xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2021
  • Mời đăng ký tham gia khóa tập huấn nghiệp vụ Đấu thầu qua mạng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Quyết định số 444/QĐ-UBND ngày 15/5/2020 về việc phê duyệt danh mục khuyến khích đầu tư và nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Văn bản số 500/TB-SKHĐT ngày 03/4/2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thông báo giải quyết TTHC để đáp ứng yêu cầu thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19
  • Văn bản số 500/TB-SKHĐT ngày 03/4/2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thông báo giải quyết TTHC để đáp ứng yêu cầu thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 - Copy - Copy
  • Văn bản số 500/TB-SKHĐT ngày 03/4/2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thông báo giải quyết TTHC để đáp ứng yêu cầu thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 - Copy
  • Văn bản số 500/TB-SKHĐT ngày 03/4/2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thông báo giải quyết TTHC để đáp ứng yêu cầu thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19
  • ĐƯỜNG DÂY NÓNG
    Văn phòng Sở KH & ĐT
    0215.382.5409
    Phòng Đăng ký kinh doanh
    0215. 382.5896
    Trung tâm Xúc tiến đầu tư
    0215.383.8686
  • ĐIỆN BIÊN - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh
  • Triển lãm: Dấu ấn Điện Biên
  • Quy hoạch tỉnh Điện Biên 2025 - 2030
  • Biểu Đồ Kinh Tế - Xã Hội
    .
    MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI - ĐẦU TƯ CÔNG THÁNG 9 2024

    TỐC ĐỘ TĂNG GIẢM MỘT SỐ CHỈ TIÊU

    TỶ LỆ GIẢI NGÂN CỦA CÁC NGUỒN VỐN

    MỘT SỐ CHỈ TIÊU KTXH

    10 ĐƠN VỊ CÓ TỶ LỆ GIẢI NGÂN CAO NHẤT THÁNG 9

    THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
    Giá trị Giá trị 2
    DỰ ÁN ĐẦU TƯ NNS
    Giá trị Giá trị 2