Tôi xin hỏi, các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hiện nay được cụ thể hóa tại văn bản nào?
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Do không có hồ sơ kèm theo và căn cứ nội dung câu hỏi, Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp thông tin như sau:
Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 của Chính phủ quy định về chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
"1. Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm lập dự toán chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án theo quy định sau đây:
a) Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành;
b) Đối với các khoản chi chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập dự toán theo thực tế cho phù hợp với đặc điểm của từng dự án và thực tế ở địa phương;
c) Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án".
Đồng thời, Luật Đất đai quy định UBND cấp tỉnh ban hành quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh.
Đề nghị ông liên hệ với cơ quan Tài nguyên và Môi trường tại địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là một bước quan trọng trong quá trình lựa chọn nhà thầu, tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP và Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT đã có quy định rõ ràng về vấn đề này. Dưới đây DauThau.info sẽ chia sẻ chi tiết về các quy định về việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, mời các bạn cùng tham khảo!
Theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, hồ sơ trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm:
1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Các tài liệu là căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
d) Tài liệu khác có liên quan.
Nội dung thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Căn cứ tại khoản 2 Điều 128 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, nội dung thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm:
2. Nội dung thẩm định bao gồm:
Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan về các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Xem xét tính phù hợp, đầy đủ của cơ sở pháp lý của việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và những lưu ý cần thiết (nếu có).
Đối với gói thầu đấu thầu trước, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quy định tại Điều 42 của Luật Đấu thầu;
b) Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu:
Xem xét sự phù hợp của việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu; việc phân chia thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và sự hợp lý về quy mô gói thầu;
c) Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung: xem xét sự phù hợp về các nội dung tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu và về sự tuân thủ hoặc phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật khác có liên quan cũng như yêu cầu của dự án, dự toán mua sắm và những lưu ý cần thiết khác (nếu có) đối với phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu; xem xét sự phù hợp của tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có) so với tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm thì xem xét sự phù hợp của tổng giá trị các phần công việc so với dự toán mua sắm của năm ngân sách, năm tài chính và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách, năm tài chính tiếp theo.
Nội dung báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Và căn cứ tại khoản 3 Điều 128 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:
a) Khái quát nội dung chính của dự án, dự toán mua sắm;
b) Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đối với các nội dung không thống nhất với dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đơn vị thẩm định phải đưa ra lý do cụ thể và đề xuất biện pháp giải quyết để trình người có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xem xét, quyết định;
d) Các ý kiến khác (nếu có).
Mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu hiện nay được áp dụng theo mẫu 2B, ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT.
Theo đó mẫu báo cáo sẽ gồm 04 phần chính:
1. Căn cứ pháp lý và thông tin cơ bản: Bao gồm các căn cứ pháp lý và các thông tin khái quát về dự án, tóm tắt nội dung văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và thông tin về tổ chức thẩm định.
2. Tổng hợp kết quả thẩm định: Trong đó nêu rõ các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, việc phân chia dự án thành các gói thầu và nội dung tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
3. Nhận xét và kiến nghị: Phần này đơn vị thẩm định đưa ra nhận xét chung về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
4. Danh mục tài liệu: Kèm theo Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
XEM và DOWNLOAD mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại:
Không thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt, bị xử lý thế nào?
Trường hợp không tiến hành thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt, sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Điều 32. Vi phạm về kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
Trên đây là chia sẻ của DauThau.info về những quy định xung quanh việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để tham gia đấu thầu đạt hiệu quả cao hơn.
Những ngày đầu tháng 9.2024 vừa qua, miền Bắc nước ta đã chịu ảnh hưởng nặng nề do cơ bão số 3 để lại, vậy pháp luật có quy định lựa chọn thầu trong trường hợp khẩn cấp do thiên tai, bão lũ hay không và thực hiện như thế nào? Hãy cùng DauThau.info phân tích với bài viết dưới đây!
Bão số 3 có tên Yagi là cơn bão lịch sử ghi dấu nhiều kỷ lục nhất từ trước đến nay so với những cơn bão khác đã đổ bộ vào miền bắc Việt Nam. Đây cũng là cơn bão có tốc độ tăng tốc nhanh nhất và kéo dài nhất trong lịch sử 30 năm qua. Bão Yagi đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam vào ngày 7/9/2024, sau khi đã mạnh lên đến cấp siêu bão (cấp 16) vào ngày 5/9. Bão gây ra gió mạnh, mưa lớn và thiệt hại đáng kể từ các tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng đến khu vực miền núi trung du như Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Phú Thọ...
Đặc biệt sau bão, mưa lớn kéo dài sau bão gây lũ lụt nghiêm trọng, sạt lở đất và lũ quét ở nhiều tỉnh, dẫn đến thiệt hại về người và tài sản. Liên tiếp các vụ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra đến nay con số thương vong đã hàng trăm người và còn chưa dừng lại. Tình hình mưa lớn tiếp tục gây áp lực lên hệ thống điện và cơ sở hạ tầng ở miền Bắc. Gần 1 triệu khách hàng bị mất điện, và nhiều công trình quan trọng đã phải tạm ngừng hoạt động. Đến thời điểm này, các địa phương vẫn đang gồng mình khắc phục và thống kê thiệt hại.
Lựa chọn thầu trong trường hợp khẩn cấp
Bão số 3 là cơn bão lịch sử ghi dấu nhiều kỷ lục nhất từ trước đến nay so với những cơn bão khác đã đổ bộ vào miền bắc Việt Nam. Đây cũng là cơn bão có tốc độ tăng tốc nhanh nhất và kéo dài nhất trong lịch sử 30 năm qua.
Đứng trước nguy cơ tiềm ẩn từ cơ sở hạ tầng cần khắc phục ngay, cung cấp các dịch vụ và nhu yếu phẩm thiết yếu, cung cấp thuốc để đề phòng dịch bệnh bùng phát sau khi bão đi qua đòi hỏi các địa phương, ban ngành cần thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách, khi đó Luật Đấu thầu 2023 cho phép thực hiện chỉ định thầu:
Điều 23. Chỉ định thầu 1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia; gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, sự cố, thảm họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác; b) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hoá, xây lắp cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp cần triển khai ngay để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện để cấp cứu người bệnh trong tình trạng cấp cứu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện; gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế chỉ có duy nhất một hãng sản xuất trên thị trường;
Như vậy rơi vào trường hợp cơn bão số 3, chúng ta có thể thực hiện chỉ định thầu một số gói thầu nhằm phục vụ những nội dung quy định trên. Tuy nhiên, cũng phải nói lại là không phải vì thế mà địa phương/tổ chức lợi dụng kẽ hở chính sách để thực hiện đối với dự án đầu tư. Việc xin áp dụng triển khai dự án theo lệnh khẩn cấp, cấp bách để rồi chỉ định thầu tiềm ẩn nhiều rủi ro về đảm bảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Việc áp dụng cơ chế này trong một số ít trường hợp cấp bách là cần thiết, song phải tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu để tránh tình trạng lợi dụng lý do “cấp bách” dẫn đến “phá rào”, không đảm bảo thượng tôn pháp luật!
Quy trình chỉ định thầu trong trường hợp cấp bách do thiên tai bão lũ
Khoản 2 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 đã chỉ rõ:
2. Đối với gói thầu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm việc chỉ định thầu theo quy trình rút gọn cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện ngay gói thầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện gói thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm các bước sau: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Như vậy trong trường hợp khẩn cấp do thiên tai bão lũ, chủ đầu tư thực hiện chỉ định thầu cho một nhà thầu được xác định có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay và các thủ tục khác sẽ được hoàn tất trong vòng 15 ngày.
Quy trình hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu rút gọn
Như đã nói ở trên, trong vòng 15 ngày từ khi thực hiện gói thầu, các bên sẽ phải hoàn tất các thủ tục của quy trình chỉ định thầu, chi tiết các thủ tục như sau:
Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng;
Hoàn thiện hợp đồng;
Trình, phê duyệt kết quả chỉ định thầu;
Ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu;
Quản lý thực hiện hợp đồng;
Công khai kết quả chỉ định thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Cơn bão số 3 đi qua, tàn dư nó để lại gây thiệt hại nặng nề vô cùng lớn. Đây là lúc chúng ta cần chung tay đoàn kết để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai bão lũ. Mỗi người, mỗi đơn vị, mỗi cá nhân sẽ có những cách làm riêng, hy vọng trong những lúc "tối lửa tắt đèn" sẽ là lúc những tấm lòng hảo tâm với châm ngôn "lá lành đùm lá rách" được phát huy tối đa.
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định/ giải thích về khái niệm biên bản hoàn thiện hợp đồng. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu về văn bản này là:
Biên bản hoàn thiện hợp đồng là một văn bản pháp lý được lập ra sau khi các bên (bên mời thầu (hoặc chủ đầu tư) với nhà thầu) đã hoàn tất quá trình thương thảo (nếu có) và thống nhất tất cả các điều khoản trong hợp đồng. Văn bản này ghi nhận một cách chính thức các nội dung đã thỏa thuận, đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu rõ và đồng ý với những điều khoản đó trước khi tiến hành ký kết hợp đồng chính thức.
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định/ giải thích về khái niệm biên bản hoàn thiện hợp đồng. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu về văn bản này là:
Biên bản hoàn thiện hợp đồng là một văn bản pháp lý được lập ra sau khi các bên (bên mời thầu (hoặc chủ đầu tư) với nhà thầu) đã hoàn tất quá trình thương thảo (nếu có) và thống nhất tất cả các điều khoản trong hợp đồng. Văn bản này ghi nhận một cách chính thức các nội dung đã thỏa thuận, đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu rõ và đồng ý với những điều khoản đó trước khi tiến hành ký kết hợp đồng chính thức.
Về thực chất, biên bản hoàn thiện hợp đồng chính là dự thảo hợp đồng - văn bản để các bên ký kết sau này.
Vai trò của biên bản hoàn thiện hợp đồng:
Xác nhận sự thống nhất: Biên bản hoàn thiện hợp đồng chứng minh rằng các bên đã đạt được sự đồng thuận về tất cả các điều khoản của hợp đồng.
Tránh tranh chấp: Việc ghi rõ ràng các nội dung trong biên bản hoàn thiện hợp đồng giúp giảm thiểu khả năng xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Cơ sở pháp lý: Biên bản hoàn thiện hợp đồng có thể được sử dụng làm bằng chứng pháp lý trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Chuẩn bị cho việc ký kết: Biên bản hoàn thiện hợp đồng là bước đệm quan trọng trước khi tiến hành ký kết hợp đồng chính thức.
Biên bản hoàn thiện hợp đồng có bắt buộc không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật Đấu thầu 2023, quy định về hồ sơ hợp đồng với nhà thầu như sau:
Điều 65. Hồ sơ hợp đồng với nhà thầu
1. Hồ sơ hợp đồng với nhà thầu bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Văn bản hợp đồng;
b) Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có);
c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau đây:
a) Biên bản hoàn thiện hợp đồng;
b) Biên bản thương thảo hợp đồng (nếu có);
…
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Đấu thầu 2023, biên bản hoàn thiện hợp đồng là một trong những tài liệu không bắt buộc. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của gói thầu cụ thể mà quyết định việc có cần đưa biên bản hoàn thiện hợp đồng vào hồ sơ hợp đồng hay không.
Mẫu biên bản hoàn thiện hợp đồng
Biên bản hoàn thiện hợp đồng hiện chưa có mẫu theo quy định của pháp luật. Thông thường, các bên sẽ dùng luôn bản hợp đồng trong dự thảo hợp đồng và điều chỉnh lại cho phù hợp với gói thầu.
Biên bản hoàn thiện hợp đồng do ai ký?
Biên bản hoàn thiện hợp đồng do ai ký? Đây là một trong những thắc mắc của khách hàng mà DauThau.info nhận được khá nhiều trong thời gian qua.
Với thắc mắc này, chuyên gia đấu thầu của DauThau.info giải đáp như sau:
Biên bản hoàn thiện hợp đồng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Trường hợp gói thầu liên danh, tất cả thành viên liên danh phải ký hoặc có một văn bản thỏa thuận liên danh ủy quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký.
Khi đã có biên bản hoàn thiện hợp đồng, chủ đầu tư sẽ thực hiện trình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Trên đây là chia sẻ của DauThau.info về những quy định liên quan đến biên bản hoàn thiện hợp đồng trong đấu thầu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để tham gia đấu thầu đạt hiệu quả cao hơn.
Trong bối cảnh Luật Đấu thầu 2023 có nhiều quy định mới, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu dưới 01 tỷ đồng đã trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên, một trong những vấn đề được nhiều đơn vị quan tâm là khả năng chỉ định thầu cho các nhà thầu liên danh. Bài viết sau đây của DauThau.info sẽ giúp quý doanh nghiệp trả lời thắc mắc “Có được chỉ định thầu đối với gói thầu dưới 01 tỷ cho nhà thầu liên danh không?”.
Có được chỉ định thầu đối với gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp dưới 01 tỷ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023, chỉ định thầu được áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia; gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, sự cố, thảm họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
b) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp cần triển khai ngay để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện để cấp cứu người bệnh trong tình trạng cấp cứu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện; gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế chỉ có duy nhất một hãng sản xuất trên thị trường;
d) Gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó hoặc từ hãng sản xuất, đại lý của hãng sản xuất do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền với các trang thiết bị, máy móc, phần mềm, dịch vụ sẵn có hoặc do các điều kiện bảo hành của nhà thầu, hãng sản xuất mà không thể mua được từ nhà thầu khác, hãng sản xuất khác;
e) Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ, mua bản quyền chương trình phát sóng; gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay;
g) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của phương án kiến trúc trúng tuyển khi tác giả đó có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng; gói thầu thi công xây dựng, phục chế tượng đài, phù điều, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập quy hoạch xây dựng được chỉ định cho tác giả của ý tưởng hoặc đồ án quy hoạch xây dựng đã trúng tuyển thông qua thi tuyển;
h) Gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu tư vấn, rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công;
i) Gói thầu chỉ có duy nhất một nhà thầu thực hiện được trên thị trường do yêu cầu về giải pháp công nghệ;
k) Gói thầu thuộc dự án quan trọng quốc gia được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo nghị quyết của quốc hội khi quyết định chủ trương đầu tư dự án;
l) Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ; gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng; gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm;
m) Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.
Trường hợp cần điều chỉnh hạn mức quy định tại điểm này để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp dưới 01 tỷ đồng là gói thầu được phép chỉ định thầu theo điểm m khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023.
Gói thầu dưới 1 tỷ đồng có được chỉ định thầu cho nhà thầu liên danh thực hiện?
Câu hỏi: “Có được chỉ định thầu gói thầu dưới 1 tỷ đồng cho nhà thầu liên danh không?”
Chuyên gia DauThau.info trả lời: Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 78 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
“...Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc để chuẩn bị và gửi Dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư dự kiến có khả năng thực hiện gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác…”
Như vậy, đối với trường hợp chỉ định thầu, bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về:
Phạm vi
Nội dung công việc cần thực hiện
Thời gian thực hiện
Chất lượng công việc cần đạt được
Giá trị tương ứng
Các nội dung cần thiết khác
Theo đó, nhà thầu được chủ đầu tư xác định có thể là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh, nhưng chủ đầu tư phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định về quy trình chỉ định thầu như trên. Hiện tại, Luật không cụ thể cho từng trường hợp, tuy nhiên chúng tôi xin lưu ý quý doanh nghiệp cần thận trọng trong các trường hợp như:
Gói thầu mua sắm hàng hóa: Trường hợp không đặc thù, chỉ đơn thuần các mặt hàng phổ thông, nếu chỉ định thầu cho liên danh chúng tôi chưa thấy thỏa đáng.
Gói thầu xây lắp cũng tương tự, các bên dễ đặt ra câu hỏi, tại sao phải liên danh, chứng tỏ 1 nhà thầu không đáp ứng năng lực nên phải liên danh?
Tương tự các gói thầu khác, cũng phải xem xét đặc thù gói thầu, tính chất công việc cụ thể để xem xét quy định phù hợp. Đừng nên quá gượng ép để 1 nhà thầu không đạt nên phải ghép với 1/hoặc nhiều nhà thầu khác mà chỉ định thầu, bởi vấn đề chỉ định thầu luôn là đề tài nhạy cảm.
Do đó Bên mời thầu/chủ đầu tư nên cân nhắc các trường hợp cụ thể này.
Cần lưu ý, việc chỉ định thầu đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu 2023 phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Bài viết trên của DauThau.info đã giúp quý doanh nghiệp giải đáp thắc mắc “Có được chỉ định thầu cho nhà thầu liên danh không?”. Mong rằng những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp ích cho quý doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu.
(PLVN) - Bạn Duy Anh (Quảng Nam) hỏi: Do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi đã thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên tôi xin hỏi, doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh thì có được xuất hóa đơn không? Và có phải nộp lệ phí môn bài trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không?
- Luật sư Lê Hiếu - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng tư vấn: Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ thì việc DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh thuộc một trong những trường hợp phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế.
Đồng thời tại khoản 4, Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP cũng quy định, trường hợp DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh đang trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh cần có HĐĐT giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày tạm ngừng kinh doanh thì DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng HĐĐT cấp theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
Căn cứ vào các quy định nêu trên thì DN của bạn đã tạm ngừng kinh doanh thì không được phép thực hiện bất cứ giao dịch nào liên quan đến mua hàng hóa, dịch vụ và không được lập, xuất HĐĐT. Tuy nhiên, trong trường hợp DN bạn đang trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà cần có HĐĐT giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày tạm ngừng kinh doanh thì DN của bạn được phép sử dụng HĐĐT cấp theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4, Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC) hướng dẫn về lệ phí môn bài quy định về mức thu lệ phí môn bài như sau: Tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động SXKD) được thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số DN trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số DN trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
DN nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập DN): Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng hoạt động SXKD trong năm dương lịch (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động SXKD gửi cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động SXKD. Trường hợp tạm ngừng hoạt động SXKD không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
Như vậy, DN tạm ngừng hoạt động kinh doanh không phải nộp lệ phí môn bài năm, tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động SXKD gửi cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30/01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động SXKD.
Trường hợp tạm ngừng hoạt động SXKD không đảm bảo điều kiện nêu trên thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
Do đó, DN của bạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh nếu đáp ứng đủ các điều kiện như đã nêu trên.
Công ty A (công ty mẹ) và công ty B (công ty con) cùng liên danh tham gia đấu thầu gói thầu xây lắp và đã trúng thầu với tỷ lệ liên danh: Công ty A chiếm 65% giá trị gói thầu; công ty B chiếm 35% giá trị gói thầu. Tôi xin hỏi, khi triển khai thi công dự án công ty A có được phép giao thêm cho công ty B phần việc mà công ty A đảm nhiệm theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng hay không?
Do nội dung câu hỏi của ông Khoa chưa nêu rõ nguồn vốn đầu tư, thời điểm ký kết hợp đồng xây dựng, các quy định pháp luật áp dụng cho hợp đồng nên Bộ Xây dựng chưa đủ cơ sở để hướng dẫn cụ thể.
Đề nghị ông căn cứ nội dung hợp đồng đã ký kết, thỏa thuận liên danh, hồ sơ kèm theo hợp đồng và các quy định pháp luật áp dụng cho hợp đồng để xem xét, thực hiện cho phù hợp, bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật.