SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Để không còn khói rơm rạ mùa gặt
  • Thời gian đăng: 04/10/2024 02:34:34 AM Lượt xem : 15
  • Trước đây rơm rạ sau thu hoạch thường được nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh xử lý bằng cách đốt ngay tại đồng ruộng. Hệ lụy nhãn tiền là mùa gặt luôn đi kèm với… mùa khói. Khoảng 2 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nông dân biết tận dụng nguồn rơm rạ vào chăn nuôi, sản xuất, tạo ra nhiều giá trị hữu ích. Hình ảnh “người người đốt rơm rạ, nhà nhà đốt rơm rạ” vào mỗi mùa gặt nhờ đó cũng giảm đi đáng kể.

  •  

    Người dân xã Thanh Yên thu gom rơm rạ.
    Vụ mùa 2024, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên gieo cấy hơn 470ha lúa. Điều này có nghĩa sau thu hoạch sẽ có một lượng lớn rơm rạ tồn dư trên đồng ruộng. Cùng thời điểm này những năm trước, cứ vào khoảng thời gian từ 17 - 19 giờ, nhiều tuyến đường trên địa bàn xã, nhất là những tuyến đường gần đồng ruộng mù mịt khói rơm rạ, mùi nồng của khói khiến không khí càng thêm ngột ngạt. Thế nhưng vụ mùa này, dù đang vào thời điểm bắt đầu thu hoạch rộ nhưng khắp các cánh đồng trên địa bàn xã, theo như quan sát chỉ lác đác vài hộ dân còn đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
    Ông Lò Văn Hải, chủ tịch UBND xã Thanh Yên chia sẻ: Trước mỗi vụ gặt, chính quyền xã thường xuyên tuyên truyền tới người dân những ảnh hưởng tiêu cực của việc đốt rơm rạ như: gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông vừa lãng phí phụ phẩm nông nghiệp. Điều đáng mừng là khoảng 2 - 3 năm trở lại đây tình trạng này đã giảm đáng kể. Rơm rạ sau thu hoạch hầu hết được người dân thu gom mang về nhà sử dụng trong chăn nuôi như làm thức ăn, đệm lót sinh học. Có hộ thì ủ với phân gia súc, gia cầm hoặc chế phẩm vi sinh để làm phân bón. Nhiều gia đình làm mô hình trang trại, gia trại còn phải thu mua thêm rơm rạ của các hộ khác để phục vụ chăn nuôi, trồng trọt với giá thu mua từ 100.000 – 150.000 đồng trên 1.000m2 ruộng. Mặc dù, giá bán rơm không cao, nhưng việc rơm được tái sử dụng đã góp phần gia tăng giá trị cây lúa, làm giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất.
    Nhiều hộ dân tận dụng rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi thay vì đốt tại ruộng.

    Hơn 700m2 lúa vừa được thu hoạch xong, chị Tòng Thị Thu, xã Thanh Yên đã tranh thủ xuống đồng thu gom lại rơm mà máy gặt đập liên hợp để lại. Nhà đã sử dụng gas để đun nấu từ lâu và cũng chỉ nuôi từ 2 - 3 con trâu, nhưng 2 năm nay, vụ thu hoạch lúa nào chị cũng cặm cụi đem rơm về nhà.

    “Trước đây tôi toàn đốt rơm rạ tại ruộng, vì nghĩ sẽ tốt cho đất và nhu cầu sử dụng không nhiều. Mấy năm nay xã tuyên truyền không đốt vì ảnh hưởng đến môi trường, hơn nữa việc đốt rơm tại đồng không mang lại lợi ích như bà con nghĩ mà mang lại nhiều tác hại. Bởi thực tế cho thấy, khi đốt đồng các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ trở thành các chất vô cơ nên mất đi lượng dinh dưỡng cần thiết, vì vậy tôi không đốt rơm rạ trên đồng nữa. Giờ mang về làm thức ăn cho trâu bò, nếu mà không hết thì đem phủ lên luống khoai tây, khoai lang. Hầu hết các gia đình ở xóm tôi không ai đốt rơm trên đồng nữa” - Chị Thu chia sẻ.

    Rơm rạ được dùng để trồng nấm tại Trung tấm Nấm Điện Biên.

    Theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi đốt rơm rạ, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân sẽ bị xử phạt. Cụ thể, phạt tiền từ 2,5 - 3 triệu đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính. Và thay vì vi phạm, ngày càng có nhiều nông dân lựa chọn thu gom rơm rạ để sử dụng vào nhiều mục đích hữu ích. Không chỉ tận dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, rơm còn được tận dụng để trồng nấm. Bởi sau vụ thu hoạch là khoảng thời gian nông nhàn, đây cũng là thời điểm nhiều hộ gia đình trồng nấm bước vào vụ trồng chính với chủ yếu các loại nấm như: nấm rơm, nấm sò…

    Vụ đông xuân vừa qua, sau khi thu hoạch lúa chị Lường Thị Tiện, bản Co Củ, xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ đã đầu tư tiền mua giống, túi đựng, đồng thời tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ có sẵn để đóng hơn 100 bịch nấm sò. Nấm cho thu hoạch liên tục trong khoảng 2,5 tháng, mỗi tháng thu từ 2 – 3 đợt. Theo chị Tiện tính toán, với giá bán nấm sò trên thị trường trung bình khoảng 50.000 đồng/kg, trừ chi phí cho thu lãi hơn 10 triệu đồng. Vụ mùa này, sau khi hoàn tất thu hoạch, chị sẽ tiếp tục tận dụng rơm rạ để trồng nấm, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

    Đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất.

    Có trụ sở nằm ở ngay trung tâm cánh đồng Mường Thanh, Trung tấm Nấm Điện Biên không chỉ cung cấp hàng triệu bịch giống nấm cho nông dân, mà còn là nơi thu mua lượng lớn rơm rạ mỗi năm. Ông Phạm Ngọc Sáng, Giám đốc Trung tâm Nấm Điện Biên cho biết: Trung bình mỗi năm Trung tâm sử dụng từ 250 - 300 tấn rơm để làm nguyên liệu trồng nấm. Thông thường chúng tôi sẽ tập trung thu mua rơm rạ vào vụ mùa bởi thời điểm này ít mưa, rơm rạ khô, dễ bảo quản. Còn vụ đông xuân mùa thu hoạch thường có mưa nên rơm rạ ẩm, dễ thối mốc. Hiện nay, trung bình cứ 4 tấn rơm đang được chúng tôi thu mua với giá 1 triệu đồng.

    Có thể thấy, rơm rạ có rất nhiều lợi ích và điều quan trọng là chúng ta sử dụng cách nào để phát huy hết hiệu quả. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tình trạng đốt rơm rạ mặc dù đã giảm đáng kể, song vẫn chưa thể chấm dứt triệt để. Để nâng cao hiệu quả việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; triển khai các mô hình ứng dụng hiệu quả; quy hoạch các vùng sản xuất tập trung để thuận tiện trong thu gom, xử lý rơm rạ… Chỉ khi người nông dân thấy rõ hiệu quả và nguồn lợi to lớn từ rơm rạ thì họ sẽ tự giác chuyển đổi phương thức canh tác, tận thu, chế biến rơm rạ hiệu quả.

     

     


  • Nguồn tin: Báo Điện Biên Phủ
  • Tác giả: BBT
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN TỔNG HỢP
  • Chuyển đổi số
  • Tuyên truyền Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
    Thực hiện Hướng dẫn số 01/HD/BTGDVTU ngày 20/2/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tư trân trọng giới thiệu quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và 7 nh...
    Giải pháp nâng cao chất lượng chuyển đổi số, ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, điều hành, giải quyết công việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
    Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) và Chuyển đổi số (CĐS) trong công tác quản lý, điều hành và giải quyết công việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) thời gian qua được t...
    Nhận diện và biện pháp phòng chống lừa đảo trực tuyến qua mạng xã hội
    Trong thời đại công nghệ số ngày nay, lừa đảo trực tuyến trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Những thủ đoạn lừa đảo ngày càng...
    Meta, Google, Ebay, Netflix… xin miễn 5.500 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
    Tổng cục Thuế nhận được một số hồ sơ của các nhà cung cấp nước ngoài như Meta, Google, eBay, Netflix, Spostify,… đề nghị được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối v...
  • Tin cải cách hành chính
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp bằng ứng dụng VneID
    Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân biết cách thức, quy trình nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụn...
    Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tọa đàm đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số
    Nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025,...
     Công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
    Ngày 04/11/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1991/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và đầu ...
    Sửa đổi Luật Đầu tư công: Khơi thông nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
    Việc sửa đổi Luật Đầu tư công sẽ giúp khơi thông nguồn lực, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Tin kinh tế - xã hội
  • UBND huyện Điện Biên tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư
    Chiều ngày 24/2, UBND huyện Điện Biên tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025.
    Lãnh đạo tỉnh Điện Biên làm việc với Tập đoàn FPT
    Sáng 20/2, Đoàn lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã tham quan và làm việc tại trụ sở tập đoàn FPT, hai bên đã trao đổi về nhiều vấn đề trong giáo dục, chuyển đổi số.
    Vietjet Air tiếp tục duy trì chặng bay Điện Biên – TP Hồ Chí Minh và ngược lại
    Sáng nay 5/2, tại Hà Nội, đoàn công tác của tỉnh Điện Biên do đồng chí Trần Quốc Cường – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc v...
    BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm Đồng
    BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án ...
  • Tin đầu tư
  • Điện Biên "trải thảm đỏ" mời gọi nhà đầu tư
    Năm 2025, tỉnh tiếp tục nâng cao PCI, tạo lập môi trường kinh doanh hấp dẫn, thuận tiện, thông thoáng, minh bạch và thân thiện, “hút” các nhà đầu tư trong nước và quốc tế...
    Phần vốn nhà nước trong dự án PPP để “hỗ trợ” chứ không phải “góp vốn”
    Doanh nghiệp dự án PPP có 70% vốn nhà nước có phải là doanh nghiệp nhà nước đang được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra.
    Quy định mới về lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị
    Ngày 24/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) để mua sắm tài sả...
    Thứ trưởng Bộ GTVT lý giải tại sao lựa chọn thời điểm này đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam?
    Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, thời điểm này thích hợp, cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam do quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, đồng thời...
  • Tin đăng ký kinh doanh
  • Phối hợp cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp
    Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp về sự đầy đủ và chính xác của thông tin đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện ...
    Tình hình đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên tháng 11 năm 2024
    Lũy kế doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ đầu năm đến hết tháng 11/2024: 154 doanh nghiệp thành lập mới, vốn điều lệ 913,372 tỷ đồng.
    Tình hình đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên tháng 10 năm 2024
    Lũy kế doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ đầu năm đến hết tháng 10/2024: 142 doanh nghiệp thành lập mới, vốn điều lệ 868,472 tỷ đồng
    Tình hình đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên tháng 9 năm 2024
    Trong tháng 9 (từ 01/9/2024 đến 30/9/2024) tỉnh Điện Biên đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 12 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn điều lệ đăng ký: 2...
  • Tin hoạt động
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư tham gia Ngày hội Xuân hồng năm 2025
    Sáng 19/2, tại Nhà Thiếu nhi tỉnh, Ban Chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh Điện Biên tổ chức Ngày hội Xuân hồng và đăng ký hiến mô, tạng năm 2025 với thông điệp "H...
    Lễ dâng hương Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1
    Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, sáng nay (24/1/2025), Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên tổ chức lễ dâng hương Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và viế...
    Sở Kế hoạch và Đầu tư đến thăm hỏi, trao quà và chúc tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đối với các gia đình khó khăn, trao đèn diệt khuẩn cho bà con xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ
    Thực hiện Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 17/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các đơn vị, doanh nghiệp...