I. Về kinh tế
1. Về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
1.1. Sản xuất nông nghiệp
a) Cây lương thực
Lúa đông xuân: Trong tháng 01/2025 các địa phương trong tỉnh tiếp tục gieo cấy với tổng diện tích ước đạt 6.853,52 ha/9.789,48 ha KH, đạt 70,01% kế hoạch năm, nhanh hơn cùng kì năm trước 1.583,86 ha.
b) Cây công nghiệp dài ngày
Tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày là 21.008,19 ha trong đó cây Cà phê hiện có là 4.727,44 ha, tăng 71,37% so với cùng kỳ năm trước; Chè là 628,98 ha, tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, cao su là 5.019,53 ha, tăng 0,07% so với cùng kỳ năm trước; Diện tích Mắc ca là 10.632,24 ha, tăng 46,66% so với cùng kỳ năm trước.
1.2. Chăn nuôi - thuỷ sản
Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định. Tính đến tháng 01/2025, tổng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh ước đạt 578.057 con, tăng 2,87% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 97,35% kế hoạch năm, trong đó đàn trâu ước đạt 142.890 con, đạt 97,57% kế hoạch năm; đàn bò ước đạt 103.575 con, đạt 99,91% kế hoạch năm; đàn lợn ước đạt 331.592 con, đạt 96,48% kế hoạch năm. Đàn gia cầm ước đạt 5.001,21 nghìn con, tăng 3,09% so với năm 2024, đạt 96,81% kế hoạch năm.
Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.744,41 ha, đạt 99,55% kế hoạch năm. Sản lượng thủy sản ước đạt 447,5 tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng 422,89 tấn, sản lượng khai thác 24,61 tấn.
1.3. Sản xuất lâm nghiệp
Công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp được đôn đốc triển khai quyết liệt. Đến nay, 10/10 các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp có rừng với diện tích đạt 72.224,8 ha (đạt tỷ lệ 75%), đối với đất lâm nghiệp chưa có rừng: 10/10 các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với diện tích 98.091,5 ha (đạt tỷ lệ 63%).
2. Về sản xuất công nghiệp, xây dựng
2.1. Công nghiệp
Trong tháng 1 năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 375 tỷ đồng, tăng 1,08% so với tháng trước và tăng 13,29% so với cùng kỳ năm trước.
2.2. Xây dựng
Tập trung chỉ đạo giải quyết các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án.
3. Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu
3.1. Hoạt động thương mại
Trong tháng 01/2025, tình hình lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương mại trên thị trường diễn ra sôi động, Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 01/2025 ước đạt 2.710 tỷ đồng, tăng 17,23% so với tháng trước, tăng 41,75% so với cùng kỳ năm trước, và đạt 9,85% kế hoạch năm.
3.2. Dịch vụ du lịch
Tháng 01/2025, tỉnh Điện Biên đón 125.600 lượt khách du lịch (tăng 1,11 lần so với cùng kỳ năm 2024), trong đó 1.342 lượt khách du lịch quốc tế; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 227 tỷ (tăng 1,17 lần so với cùng kỳ năm 2024).
3.3. Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách
Hoạt động vận tải có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Dự ước đến hết tháng 01/2025: Khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 96,88 triệu lượt HK.Km, tăng 3,43 % so với cùng kỳ năm trước, đạt 9,1% kế hoạch năm; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 23,72 triệu Tấn.Km, tăng 4,37% so với cùng kỳ năm trước, đạt 7,6% kế hoạch.
3.4. Hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại biên giới giảm so với cùng kỳ năm trước do phía nước bạn Lào đang cải tạo và nâng cấp tòa nhà kiểm soát liên hợp tại khu vực cửa khẩu quốc tế Pang Hốc (Phông-sa-lỳ) - Tây Trang (Điện Biên), gây khó khăn cho việc qua lại của người và phương tiện. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ước đạt 11,40 triệu USD, tương đương 76,98% so với cùng kỳ năm trước, đạt 8,14% kế hoạch năm. Trong đó giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và thương mại biên giới ước đạt 7,10 triệu USD, bằng 86,48% so với tháng trước, 87,22% so với cùng kỳ năm trước và đạt 7,47% kế hoạch. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm hàng bách hóa tổng hợp, nông sản và vật liệu xây dựng. Giá trị nhập khẩu ước đạt 4,3 triệu USD, tương đương 64,47% so với cùng kỳ năm trước.
4. Về thu chi ngân sách
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn110,202 tỷ đồng, bằng 5,34- Dự toán tổng thu ngân sách địa phương 1.630,323 tỷ đồng, đạt 10,66% . Trong đó:
+ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp 106,663 tỷ đồng đạt 5,67%
+ Thu bổ sung từ ngân sách trung ương: 1.483,239 tỷ đồng, bằng 11,08%
- Chi ngân sách địa phương 15.347,991 tỷ đồng, ước thực hiện 390,495 tỷ đồng, đạt 2,54 % . Trong đó:
+ Chi đầu tư phát triển Ước thực hiện 8.869 tỷ đồng, đạt 0,23%
+ Chi thường xuyên: Ước thực hiện 378,727 tỷ đồng, đạt 3,37%
5. Tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công
5.1. Kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024:Tổng số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao là:4.070.513 triệuđồng; đã có quyết định giao chi tiết: 4.065.284/4.070.513 triệu đồng, bằng 99,87% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Lũy kế giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2024 đến 31/12/2024 là 2.413.205/4.070.513 triệu đồng, đạt 59,29% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Ước thanh toán kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đến 31/01/2025 là 3.910.020/4.070.513 triệu đồng, đạt 96,06% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó:
- Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương là 1.213.872/1.313.872 triệu đồng, đạt 92,39% kế hoạch vốn giao.
- Vốn ngân sách trung ương là 1.426.320/1.426.320 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn giao.
- Vốn thực hiện 3 Chương trình MTQG là 1.269.827/1.330.321 triệu đồng, đạt 95,45% kế hoạch vốn giao.
5.2. Kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2025: Tổng số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao là 3.196.678triệu đồng(giao tại Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 04/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó:
+ Vốn cân đối ngân sách địa phương đã phân bổ chi tiết: 988.000 triệu đồng, đã phân bổ chi tiết 960.854 triệu đồng (đạt 97,25% kế hoạch). Số vốn chưa đủ điều kiện phân bổ chi tiết là 27.146 triệu đồng (bằng 2,74%).
+ Vốn ngân sách trung ương: Kế hoạch giao 1.285.200 triệu đồng, thực hiện phân bổ 1.269.675 triệu đồng (đạt 98,79% kế hoạch). Số vốn chưa phân bổ chi tiết là 15.525 triệu đồng (bằng 1,2%).
+ Vốn Chương trình MTQG: Kế hoạch giao923.478triệu đồng, đã phân bổ chi tiết: 873.519 triệu đồng (đạt 94,59% KH giao).Số vốn chưa đủ điều kiện phân bổ chi tiết là 49.959 triệu đồng (bằng 5,4% KH giao).
6. Hoạt động tài chính ngân hàng:
Hoạt động tài chính, ngân hàng được quản lý chặt chẽ, đúng quy định, bám sát chỉ đạo điều hành của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tiếp tục theo dõi tình hình triển khai thực hiện các chính sách, chương trình tín dụng đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh. Tổng nguồn vốn tín dụng huy động của các ngân hàng đến 31/01/2025 ước 22.200 tỷ đồng, tăng 1,22 % so với 31/12/2024. Tổng dư nợ tín dụng ước 22.888 tỷ đồng, giảm 1,29% so với 31/12/2024. Nợ xấu của các NHTM, NHCSXH ước đến ngày 31/01/2025 ước tính 245 tỷ đồng, chiếm 1,07%/tổng dư nợ.
II. Về văn hóa - xã hội
1. Các hoạt động văn hóa, thể thao và thông tin - truyền thông
a) Về hoạt động văn hóa, thể thao
Ban hành văn bản đề nghị thẩm định hồ sơ xét tặng danh hiệu “Xã tiêu biểu” năm 2024 đối với 07 xã, phường của thành phố Điện Biên Phủ.
Duy trì tỷ lệ số người tham gia luyện tập thường xuyên ít nhất 01 môn thể thao là 33% tổng số dân trong tỉnh; tỷ lệ số gia đình thể thao là 22%, có 430 câu lạc bộ thể thao cơ sở trong toàn tỉnh.
b) Về hoạt động thông tin – truyền thông
Hạ tầng số tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tiếp tục được duy trì, đảm bảo hoạt động thông suốt phục vụ phát triển chính quyền số ở các cấp. Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được xây dựng và vận hành hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Hiện 100% cơ quan Nhà nước các cấp thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử ký số, với tỷ lệ văn bản ký số đạt 98% và tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng đạt trên 95% tại các sở, ngành, và 90% tại cấp huyện. Hệ thống thông tin báo cáo và giải pháp họp không giấy được triển khai đồng bộ, trong khi hệ thống hội nghị trực tuyến kết nối 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Ngoài ra, các cơ sở dữ liệu dùng chung thuộc các ngành Văn hóa Thể thao Du lịch, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông đang được xây dựng hoàn chỉnh.
Kinh tế số ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 43 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, bao gồm 16 doanh nghiệp nền tảng số. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 86%, với 84% doanh nghiệp tham gia Chương trình SMEdx. Số lượng doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử đạt 97,9%; có 493 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử, trong đó 44 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.
Hạ tầng xã hội số tiếp tục được quan tâm phát triển. Mã địa chỉ bưu chính (Vpostcode) đã triển khai đến 99% hộ gia đình; tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh đạt trên 70%; 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử với nhiều hình thức thanh toán trực tuyến. Người dân được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ thiết yếu như chính quyền số, y tế, giáo dục, thương mại điện tử, và khoa học công nghệ. Việc sử dụng ứng dụng VneID và các tiện ích tích hợp khác ngày càng phổ biến. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh, với 88,98% đối tượng bảo trợ xã hội và người có công được cấp tài khoản, 63,8% thực hiện chi trả qua tài khoản, và 100% học phí được nộp qua tài khoản. Tỷ lệ thủ tục hành chính phát sinh giao dịch thanh toán trực tuyến đạt 86,73%, trong khi tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt 73,54%.
Trong lĩnh vực thông tin, báo chí, và xuất bản, các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử đã tập trung tuyên truyền các sự kiện chính trị quan trọng, đặc biệt là hướng đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XV.
Các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06 được triển khai quyết liệt, với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, và các tầng lớp nhân dân, nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra.
2. Giáo dục – Đào tạo
Quy mô, mạng lưới trường lớp tiếp tục được rà soát, sắp xếp hợp lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại; chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao.
3. Về y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
2.1. Tình hình phòng chống dịch, bệnh trên địa bàn: Trong tháng xảy ra 01 ổ dịch sởi với 177 ca mắc, 0 tử vong tại xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo. Tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức giúp cho người dân hiểu và chủ động tham gia phòng chống dịch bệnh.
2.2. Tình hình tổ chức triển khai các hoạt động y tế - dân số
Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo đảm về nhân lực, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ khám chữa bệnh trên địa bàn.
4. Lao động, việc làm, an sinh xã hội và giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cai nghiện ma túy và phòng chống HIV/AIDS
Tập trung triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Ước thực hiện tháng 01/2025, ngoài duy trì việc làm ổn định cho 350.661 lao động, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho khoảng 1.316 lao động, trong đó thông qua cho vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm là 180 lao động, xuất khẩu lao động 15 lao động. Tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo tuyển sinh mới 480 người. Số học viên tốt nghiệp trong kỳ báo cáo: 336 người.
Tỷ lệ nghèo đa chiều trên địa bàn toàn tỉnh là 33,25%(trong đó tỷ lệ hộ nghèo: 21,29%; tổng số hộ nghèo: 30.327 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo: 11,96% tổng số hộ cận nghèo: 17.034 hộ).
III. Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo Nghị quyết của Chính phủ, của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Quyết định của UBND tỉnh.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng hoàn thiện Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyệntinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo các Nghị quyết của Chính phủ.
IV. Quốc phòng - anh ninh, trật tự và đối ngoại
Thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2025 theo kế hoạch; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.