SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Dự án điện bối rối chờ chính sách
  • Thời gian đăng: 28/10/2024 08:31:57 PM Lượt xem : 368
  • Trong khi các dự án năng lượng tái tạo vẫn mỏi mòn chờ đợi tháo gỡ khó khăn hay đưa ra các quy định rõ ràng để triển khai tiếp, thì các nhà đầu tư quan tâm điện gió ngoài khơi hay điện khí đang góp ý rất nhiều cho chính sách để có thể triển khai dự án.

  • Hai năm vẫn loay hoay giá tạm tính

    “85 dự án năng lượng tái tạo thuộc diện chuyển tiếp dù đã có đầy đủ cơ chế chính sách để đàm phán, nhưng đến nay, vẫn chưa có dự án nào ký được Hợp đồng mua bán điện (PPA) chính thức. Kể từ ngày 1/11/2021 đến nay là gần 3 năm với các dự án điện gió diện này. Chủ đầu tư không hấp hối thì mới lạ”, đại diện một dự án tỏ ra bức xúc khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư.

    Theo vị này, hiện tại, các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được công nhận vận hành thương mại vẫn chỉ được hưởng giá tạm bằng 50% khung giá trần theo Quyết định 21/QĐ-BCT ban hành tháng 1/2023. Như vậy, nhà đầu tư không đủ để trả gốc và lãi vay.

    Đáng nói là, với số tiền còn lại, EVN chưa phải thanh toán, sau này cũng chỉ thanh toán bù trừ, chứ không tính lãi cho phần đó. “Lợi thế thì ai dại mà ký giá PPA chính thức”, vị này nhận xét và cho rằng, nếu Bộ Công thương không chỉ đạo xử lý dứt điểm, thì nhà đầu tư ngày càng nản chí.

    Được biết, mới chỉ có một dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Công ty Mua bán điện trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhưng lại cũng bị yêu cầu tính toán lại. Đó là chưa kể, nếu EVN có thông qua, thì cũng phải trình lên Cục Điều tiết điện lực xem xét thông qua mới ký được PPA chính thức.

    Không chỉ các dự án chuyển tiếp chờ giải quyết, mà các nhà đầu tư đang quan tâm nhiều tới điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia cũng mòn mỏi chờ quy định pháp lý đang soạn thảo.

    Đó là chưa kể, quy định tổng công suất phát triển điện mặt trời mái nhà có nối lưới tại mỗi địa phương phải phù hợp với công suất được phê duyệt trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia đang gây thách thức khi con số phân bổ khá khiêm tốn so với tiềm năng và mục tiêu của địa phương.

    Đơn cử, TP.HCM được phân 73 MW điện mặt trời mái nhà - một con số nhỏ so với mục tiêu đặt ra của Thành phố trong giai đoạn từ nay tới năm 2025 là 748 MWp và giai đoạn 2026-2030 là 1.505 MWp.

    Lấn cấn đàm phán mua bán điện

    Ông Nguyễn Duy Giang, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) - đơn vị đang triển khai đầu tư Dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 cho hay, theo kinh nghiệm của PV Power, dù dự thảo hợp đồng và nguyên tắc tính giá điện đã được quy định cụ thể tại Thông tư 07/2024/TT-BCT, nhưng thời gian đàm phán PPA sẽ không dưới 2 năm, thậm chí là 5 năm vẫn không thống nhất được giá chính thức.

    Đáng nói là, việc thu xếp vốn phụ thuộc lớn vào PPA.

    “Do không có bảo lãnh Chính phủ, việc thu xếp vốn vô cùng khó khăn, các tổ chức tín dụng yêu cầu chủ đầu tư phải có cam kết sản lượng điện hợp đồng (Qc) dài hạn để họ đánh giá hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, quá trình đàm phán PPA kéo dài và cũng chưa thể đàm phán hợp đồng mua bán khí dài hạn do không có Qc dài hạn”, ông Giang nhận xét.

    Bên cạnh đó, việc sản lượng điện hợp đồng được đơn vị vận hành hệ thống điện thông báo hàng tháng, trong khi nhiên liệu đầu vào theo kế hoạch năm cũng gây khó khăn cho nhà đầu tư nhà máy điện khí LNG.

    “Với đặc thù mua LNG phải cam kết sử dụng 100% lượng khí mua, Qc chính là điều kiện tiên quyết để chủ đầu tư nhà máy điện lập đầu bài đi mua LNG dài hạn. Về phía bên mua điện, lo ngại giá LNG cao dẫn tới bên mua điện không muốn thỏa thuận Qc dài hạn. Tuy nhiên, trong giá thành phát điện của nhà máy điện LNG, thành phần giá biến đổi, điều chỉnh theo chi phí LNG chiếm 75-85%. Nếu không có Qc dài hạn, PV Power không có cơ sở để cam kết khối lượng khí dài hạn và chỉ có thể xem xét mua theo hợp đồng dài hạn với khối lượng cam kết Qc tối thiểu (khoảng 21% sản lượng phát nhiều năm) và phần còn lại sẽ mua theo chuyến. Điều này sẽ làm tăng giá điện, ảnh hưởng tới thị trường điện Việt Nam và không đảm bảo được sản lượng điện phát khi hệ thống yêu cầu”, đại diện PV Power nói.

    Ở các dự án điện gió ngoài khơi, ông Nguyễn Tuấn, Trưởng ban Thương mại (Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC) cho biết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và PTSC đã kiến nghị 17 vấn đề với mục tiêu làm rõ định hướng và chính sách phát triển, nhưng mới chỉ có 4 chỉ tiêu được tiếp thu.

    Các kiến nghị chưa được tiếp thu, gồm định hướng, mô hình cho các giai đoạn phát triển; thể chế hóa được vai trò của Petrovietnam theo Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị; thống nhất về đầu mồi quản lý và vai trò của Chính phủ; sự đồng bộ giao đất với khu vực biển; cơ chế rõ ràng cho xuất khẩu điện gió ngoài khơi.

    Điều này dẫn đến không rõ ràng về trình tự, thủ tục cho điện gió ngoài khơi, thiếu cơ chế để phát triển các dự án bền vững; tạo khoảng trống pháp lý cho xuất khẩu điện gió ngoài khơi; không tạo đòn bẩy để đầu tư, phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

    “Các dự án điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới ở Việt Nam rất cần cơ chế thí điểm, do đó, PTSC kiến nghị Dự thảo luật giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân kỳ các giai đoạn phát triển của ngành; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, phân cấp thẩm quyền, thủ tục phê duyệt chủ trương; phát triển thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi phục vụ trong nước và xuất khẩu”, ông Nguyễn Tuấn nói.

    Chia sẻ thực tế này, TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, những vướng mắc của dự án điện gió ngoài khơi theo xác định của Bộ Công thương là chưa rõ cấp có thẩm quyền giao khu vực biển, cho phép hay chấp thuận cho các tổ chức sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi.

    Quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt, nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện Quy hoạch Điện VIII.


  • Nguồn tin: Internet
  • Tác giả: BBT
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN TỔNG HỢP
  • Chuyển đổi số
  • Meta, Google, Ebay, Netflix… xin miễn 5.500 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
    Tổng cục Thuế nhận được một số hồ sơ của các nhà cung cấp nước ngoài như Meta, Google, eBay, Netflix, Spostify,… đề nghị được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối v...
    Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên năm 2025
    Đẩy mạnh các nhóm chỉ tiêu phát triển Hạ tầng, Chính quyền, Kinh tế - xã hội và An toàn thông tin trong năm 2025 là những nhóm chỉ tiêu quan trọng trong Kế hoạch Chuyển đ...
    Bộ Công Thương chỉ đạo "nóng" quản lý thương mại điện tử
    Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử
    Chi hàng tỷ USD cho chuyển đổi số, các ngân hàng Việt nhận 'trái ngọt'
    Với sự đầu tư lớn về công sức, tiền của… đến nay, nhiều ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu gắt hái "quả ngọt" từ chuyển đổi số.
  • Tin cải cách hành chính
  •  Công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
    Ngày 04/11/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1991/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và đầu ...
    Sửa đổi Luật Đầu tư công: Khơi thông nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
    Việc sửa đổi Luật Đầu tư công sẽ giúp khơi thông nguồn lực, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    Sửa Luật Đầu tư có thể giúp giảm 260 ngày thực hiện thủ tục hành chính
    Sáng 10/10, tiếp tục phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo p...
    Đánh giá việc triển khai thi hành 3 Luật: Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản
    Chiều ngày (8/10), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động s...
  • Tin kinh tế - xã hội
  • BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm Đồng
    BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án ...
     Đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và đấu thầu
    Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, ngày 30/10/2024, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức...
    Đề xuất thí điểm "taxi bay" đầu tiên tại Việt Nam
    Không giống như Thủy phi cơ đã từng vận hành, dịch vụ "Taxi bay" là loại hình vận chuyển sử dụng máy bay nhỏ chạy bằng điện, cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng, d...
    Hướng tới tăng cung bất động sản phù hợp với thu nhập của người dân
    Đoàn Giám sát kiến nghị Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý TTBĐS và phát triển ...
  • Tin đầu tư
  • Phần vốn nhà nước trong dự án PPP để “hỗ trợ” chứ không phải “góp vốn”
    Doanh nghiệp dự án PPP có 70% vốn nhà nước có phải là doanh nghiệp nhà nước đang được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra.
    Quy định mới về lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị
    Ngày 24/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) để mua sắm tài sả...
    Thứ trưởng Bộ GTVT lý giải tại sao lựa chọn thời điểm này đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam?
    Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, thời điểm này thích hợp, cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam do quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, đồng thời...
    Đề án tái cơ cấu EVN được phê duyệt: Đặt mục tiêu có lãi, doanh thu tăng bình quân 7-10%
    EVN phải xây dựng phương án tài chính, phương án cân đối vốn và dòng tiền để phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giải pháp đến tình hình tài chính, khả năng cân ...
  • Tin đăng ký kinh doanh
  • Tình hình đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên tháng 9 năm 2024
    Trong tháng 9 (từ 01/9/2024 đến 30/9/2024) tỉnh Điện Biên đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 12 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn điều lệ đăng ký: 2...
    Tình hình đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên tháng 8 năm 2024
    Trong tháng 8 (từ 01/8/2024 đến 31/8/2024) tỉnh Điện Biên đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 08 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn điều lệ đăng ký: 3...
  • Tin hoạt động
  • Đề cương tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
    Thực hiện Hướng dẫn số 39-HD/ĐUK ngày 20/11/2024 của Đảng ủy Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư đăng tải toàn văn Đề cương tuyên truyền kỷ niệ...
    Đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên làm việc tại Cộng hòa Pháp
    Thực hiện Kế hoạch hoạt động đối ngoại năm 2024, Đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên do đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên làm trưởng đoàn c...
    Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Mùa Chiến Khu
    Chiều ngày 29/10/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Mùa Chiến Khu – UVBCH Đảng bộ Sở, Phó Bí thư Chi bộ 1,...
     Tuyên truyền Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Nhằm giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn ...