Trang thông tin
Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư; Kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh (10/10/1949-10/10/2024); Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • Chi hàng tỷ USD cho chuyển đổi số, các ngân hàng Việt nhận 'trái ngọt'
  • Thời gian đăng: 26/10/2024 01:02:29 PM Lượt xem : 368
  • Với sự đầu tư lớn về công sức, tiền của… đến nay, nhiều ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu gắt hái "quả ngọt" từ chuyển đổi số.

  • Ngành ngân hàng chi 'khủng' cho chuyển đổi số

    Trong vài năm trở lại đây, chuyển đổi số đã trở thành một trong những chiến lược trọng yếu của ngành tài chính – ngân hàng trên toàn cầu, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, yêu cầu từ khách hàng về các dịch vụ ngân hàng nhanh chóng, tiện lợi và cá nhân hóa ngày càng gia tăng. Những yếu tố này đã thúc đẩy các ngân hàng rót hàng tỷ USD vào quá trình số hóa nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa quy trình vận hành, và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

    Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2022, ngành ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số.

    Ước tính, số tiền mà ngành ngân hàng Việt Nam đầu tư cho chuyển đổi số mỗi năm lên tới hàng trăm triệu USD, trải đều tại nhiều ngân hàng. Các khoản đầu tư này không chỉ nằm ở việc xây dựng hệ thống ngân hàng trực tuyến mà còn bao gồm việc nâng cấp hạ tầng bảo mật, dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain,....

    Chẳng hạn, trong giai đoạn từ 2021 đến 2025, Techcombank dự kiến chi hơn 500 triệu USD (khoảng 11.500 tỷ đồng) cho chuyển đổi số và phát triển hạ tầng công nghệ, nhằm tạo ra một hệ sinh thái tài chính số toàn diện. VPBank và MB cũng đã chi hàng nghìn tỷ đồng vào việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi, nâng cấp nền tảng kỹ thuật số và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trực tuyến. Trong khi lãnh đạo ACB tiết lộ, thời gian qua, ngân hàng này đã đầu tư rất nhiều trong cuộc cuộc chuyển đổi số với khoảng 1.000 tỷ đồng/năm.

    Bên phía các ngân hàng cổ phần nhà nước, Vietcombank, VietinBank và BIDV cũng không kém cạnh khi tích cực phát triển các ứng dụng di động và hạ tầng trực tuyến, giúp khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi.

    Ngoài việc đầu tư vào hệ thống, các ngân hàng còn đẩy mạnh phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới dựa trên công nghệ số. Điển hình là việc phát triển các ứng dụng AI để hỗ trợ trong quy trình phân tích dữ liệu và ra quyết định tín dụng, giúp tối ưu hóa quy trình xét duyệt khoản vay và giảm thiểu rủi ro.

    Chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở việc cải tiến giao diện hay tính năng của các ứng dụng ngân hàng trực tuyến. Nó còn mở ra cơ hội tái cấu trúc quy trình hoạt động của ngân hàng, giúp tối ưu hóa từ giai đoạn vận hành nội bộ cho đến phục vụ khách hàng. Điều này không chỉ giảm thiểu chi phí mà còn tăng cường tính linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường.

    Một trong những ứng dụng quan trọng của chuyển đổi số là số hóa các quy trình vận hành, từ việc mở tài khoản, giao dịch trực tuyến cho đến phê duyệt khoản vay. Trước đây, việc mở một tài khoản ngân hàng hay xin cấp tín dụng yêu cầu khách hàng phải đến chi nhánh, điền hàng loạt giấy tờ và chờ đợi trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhờ số hóa, quy trình này đã trở nên tự động và nhanh chóng hơn rất nhiều. Khách hàng có thể mở tài khoản, xin cấp thẻ tín dụng hay đăng ký các dịch vụ ngân hàng trực tuyến chỉ trong vài phút mà không cần rời khỏi nhà.

    Ngoài ra, ứng dụng AI và dữ liệu lớn (Big Data) còn cho phép ngân hàng phân tích hành vi và nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra những giải pháp tài chính phù hợp, tối ưu. Điều này giúp gia tăng sự hài lòng và gắn kết của khách hàng với ngân hàng, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho vay nhờ khả năng dự đoán tín dụng chính xác hơn.

    Nhờ chiến lược bài bản và nguồn vốn đầu tư khổng lồ, nhiều ngân hàng tại Việt Nam hiện nay có tỷ lệ giao dịch thực hiện trên kênh số đạt trên 90%. Trong đó, các nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, cho vay...).

    Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, có khoảng 77,41% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng, hơn 35 triệu tài khoản thanh toán và khoảng 14,9 triệu thẻ được mở bằng phương thức điện tử eKYC đang hoạt động. Trong năm 2023, thanh toán trên thiết bị di động tăng 59,86% về số lượng và 12,73% về giá trị; thanh toán qua QR code tăng tương ứng 242,46% về số lượng và 157,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

    Kết quả trên đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có mức độ ứng dụng ngân hàng số nhanh nhất trong khu vực.

    Trái ngọt của chuyển đổi số

    Kết quả của sự đầu tư mạnh mẽ vào chuyển đổi số là các ngân hàng đã và đang gặt hái những "trái ngọt" cả về số lượng số lượng khách hàng lẫn hiệu quả kinh doanh.

    Đơn cử, với hệ sinh thái số VPBank NEO, VPBank đã ghi nhận lượng giao dịch trực tuyến tăng vọt và doanh thu từ dịch vụ số hóa chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng. Theo số liệu được ngân hàng này công bố, tính tới cuối năm 2023, số lượng khách hàng của VPBank đã vươn tới hơn 30 triệu người. Con số này tăng hơn 2 lần trong giai đoạn 2019-2023 với tốc độ tăng trưởng kép 21%/năm.

    Tương tự, Techcombank cũng đã chứng kiến lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số tăng mạnh, đồng thời lợi nhuận từ các dịch vụ không dùng tiền mặt đã tăng lên đáng kể. Năm 2023, Techcombank thu hút thêm 2,6 triệu khách hàng mới, cao hơn gấp đôi số lượng khách hàng mới của những năm trước. Trong đó, khoảng 94% giao dịch của khách hàng cá nhân được thực hiện trực tuyến, và nền tảng ngân hàng số của ngân hàng nhận được hiện ghi nhận hơn 50 lượt đăng nhập cho mỗi khách hàng mỗi tháng.

    Tại ACB, Tổng giám đốc Từ Tiến Phát cho biết, nhờ chuyển đổi số mạnh mẽ trong 10 năm qua, quy mô ACB tăng gấp 4 lần, lợi nhuận tăng gấp 17 lần trong khi quy mô nhân sự chỉ tăng 0,3 lần. 5 năm gần đây ngân hàng đón bước ngoặt lớn trong hoạt động chuyển đổi số, khi số lượng giao dịch và doanh số giao dịch tăng đến 12 lần. Quy mô tín dụng ACB tăng 50% trong 3 năm gần đây, nhưng không tăng thêm nhân sự. 

    Không chỉ tăng trưởng về mặt số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, chuyển đổi số còn giúp tiết giảm chi phí vận hành, cải thiện tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập (CIR). Thống kê từ báo cáo các ngân hàng, tỷ lệ CIR của nhiều ngân hàng trong năm 2023 đã xuống dưới mức 40%, trong đó có một số ngân hàng xuống dưới ngưỡng 30% tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới. Đáng chú ý, những ngân hàng đầu tư mạnh mẽ nhất cho hoạt động chuyển đổi số cũng chính là những ngân hàng giảm được tỷ lệ CIR nhanh nhất như VIB, ACB, OCB, MB,Techcombank,…

    Chi hàng tỷ USD cho chuyển đổi số, các ngân hàng Việt nhận 'trái ngọt'- Ảnh 2.

    Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng giúp ngân hàng tối ưu hóa khả năng quản lý rủi ro. Nhờ vào việc áp dụng các công nghệ mới như AI và blockchain, ngân hàng có thể phát hiện sớm các dấu hiệu gian lận, tăng cường bảo mật cho hệ thống và đảm bảo an toàn cho khách hàng trong mỗi giao dịch.

    Đặc biệt, lợi ích xã hội của chuyển đổi số trong ngành ngân hàng cũng rất đáng kể. Số hóa không chỉ giúp ngân hàng phục vụ khách hàng tốt hơn mà còn góp phần vào sự phát triển của kinh tế số. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ tài chính hơn nhờ vào các nền tảng số. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững và cân bằng giữa các khu vực kinh tế.

    Chi hàng tỷ USD cho chuyển đổi số, các ngân hàng Việt nhận 'trái ngọt'- Ảnh 3.

    TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đánh giá, lợi ích của chuyển đổi số với bản thân các NHTM cũng được nhìn thấy rõ ràng. Quá trình chuyển đổi số đã giúp tăng tốc xử lý hoạt động của hệ thống; giúp nhiều TCTD tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập, gia tăng CASA,… Qua đó góp phần giúp các ngân hàng gia tăng ổn định thanh khoản, giảm chi phí huy động vốn và tăng hiệu quả hoạt động.

    Xét về tổng thể, chuyển đổi số đem lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, thách thức phía trước đối với chuyển đổi số của ngân hàng vẫn còn nhiều. 

    Theo chia sẻ của một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng, thách thức đầu tiên là việc thiếu nhân lực có kỹ năng chuyển đổi số. Việc thu hút và giữ chân nhân lực có kỹ năng chuyển đổi số là một trong những khó khăn lớn nhất. 

    Thách thức nữa là cùng với việc số hoá, các ngân hàng phải nâng cao công tác bảo đảm an toàn thông tin cá nhân và thông tin quốc gia. Bảo mật thông tin là yếu tố tác động trực tiếp đến lòng tin của khách hàng nhất là người gửi tiền. Ở Việt Nam, rủi ro bảo mật thông tin thuộc nhóm 10 nước bị xâm phạm nhiều nhất trên thế giới. Vì vậy, cần có một hệ thống luật pháp hướng tới môi trường số hoá đồng bộ để hỗ trợ cho quá trình số hoá ngân hàng.


  • Nguồn tin: Internet
  • Tác giả: BBT
  • Thông báo làm sạch dữ liệu để phối hợp cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp
  • Công bố công khai dự toán bổ sung kinh phí năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • THÔNG BÁO Về việc chấm dứt hoạt động dự án Cửa hàng xăng dầu Huổi Phạ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
  • THÔNG BÁO Về việc chấm dứt hoạt động dự án Trồng cây Đàn Hương và dược liệu tại xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
  • Quyết định về việc công bố công khai dự toán bổ sung kinh phí năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Quyết định về việc công bố công khai điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Quyết định về việc công bố công khai kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Quyết định về việc giao chỉ tiêu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 cho Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Kết luận thanh tra Việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, công tác đấu thầu giai đoạn năm 2021-2023 trên địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ
  • Cảnh báo hành vi mạo danh cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên liên hệ với doanh nghiệp
  • Biểu kèm theo Kết Luận thanh tra Việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, công tác đấu thầu giai đoạn năm 2021-2023 tại Ban Quản lý dự án các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên
  • Kết Luận thanh tra Việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, công tác đấu thầu giai đoạn năm 2021-2023 tại Ban Quản lý dự án các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên
  • Kết luận thanh tra Việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, công tác đấu thầu giai đoạn năm 2021-2023 trên địa bàn huyện Tủa Chùa
  • Thông báo lịch tiếp công dân năm 2024 của Giám đốc Sở KH&ĐT
  • Thông báo số điện thoại đường dây nóng Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • THÔNG BÁO MỜI QUAN TÂM DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT Dự án Khu dân cư đô thị Mường Thanh A, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
  • Giới thiệu chức danh và chữ ký Phó Chánh Văn phòng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • KẾT LUẬN THANH TRA Về việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, công tác đấu thầu giai đoạn năm 2021-2022 trên địa bàn huyện Mường Nhé
  • THÔNG BÁO MỜI QUAN TÂM DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT Dự án Khu dân cư đô thị, thương mại dịch vụ tổ dân phố 17, 18 phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ
  • THÔNG BÁO MỜI QUAN TÂM DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT Dự án Khu dân cư đô thị Him Lam 7, thành phố Điện Biên Phủ
  • Kết luận thanh tra Việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, công tác đấu thầu giai đoạn năm 2021-2022 trên địa bàn huyện Mường Chà
  • Giấy mời tham gia khảo sát DDCI năm 2023
  • THÔNG BÁO Về việc tổ chức khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ Đấu thầu qua mạng và Đấu thầu cơ bản
  • Thông báo kết quả xét tuyển (Vòng 1) và triệu tập thí sinh tham dự phỏng vấn vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
  • THÔNG BÁO MỜI QUAN TÂM DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT Dự án: Khu dân cư, dịch vụ thương mại tại xã Thanh Hưng, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Khu A)
  • Cảnh báo lừa đảo việc yêu cầu cập nhật thông tin CCCD gắn chíp của người đại diện theo pháp luật trên GCN đăng ký doanh nghiệp
  • Mời tham gia khảo sát DDCI năm 2022
  • Kế hoạch tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2023
  • Tuyển dụng viên chức Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
  • Thông báo giới thiệu chức danh và chữ ký Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • THÔNG BÁO MỜI QUAN TÂM DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT Dự án Chợ và Thương mại dịch vụ Mường Thanh
  • Thay đổi thời gian làm việc với các địa phương về phương án tích hợp trong quy hoạch tỉnh
  • Mời kiểm tra thực địa dự án Thuỷ lợi Nậm Khẩu Hu, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên
  • GMời đi thực địa dự án đầu tư Cơ sở sản xuất gạch không nung Duy Hồng
  • Mời họp thống nhất một số nội dung về dự án Khu đô thị Nam Thanh Trường
  • Mời kiểm tra thực địa vị trí đề xuất đầu tư Nhà máy thuỷ điện Nậm He Thượng 2
  • Mời gọi đầu tư xây dựng khách sạn huyện Nậm Pồ
  • Mời kiểm tra thực địa Cửa hàng xăng dầu số 2 Thanh Nưa, xã Thanh Nưa, huyện ĐIện Biên
  • Mời đi kiểm tra thực địa các dự án CBĐT trên địa bàn huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé.
  • Mời kiểm tra thực địa 02 dự án Điện sinh hoạt bản Huổi Moi và Nâng cấp đường giao thông Pa Thơm – Huổi Moi, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên
  • Mời đi thực địa dự án tại hai huyện Điện Biên Đông; Nậm Pồ
  • Mời khảo sát thực địa và thống nhất vị trí địa điểm khu đất dự kiến thực hiện dự án Bến xe khách tỉnh Điện Biên
  • Mời kiểm tra thực địa Cửa hàng xăng dầu xã Chiềng Sinh và Cửa hàng xăng dầu xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo
  • Mời họp thống nhất Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
  • Mời thực địa dự án Nâng cấp đường QL6, huyện Tuần Giáo
  • Mời họp về việc chuẩn bị nội dung phục vụ công tác Khảo sát trước thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Mời doanh nghiệp tham dự khóa tập huấn về thúc đẩy kinh doanh trực tuyến
  • Thể lệ giải báo chí Toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba, năm 2020-2021
  • Mời giải quyết các tồn tại, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, để xuất các giải pháp thực hiện tại Dự án Khu đô thị mới Nam Thanh Trường
  • Giới thiệu chức danh và chữ ký Phó Giám đốc, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Giới thiệu chức danh chữ ký Phó chánh Thanh tra, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Mẫu thuyết minh năng lực tài chính của NĐT và các VB về việc triển khai thi hành Luật Đầu tư 2020
  • Mời tham gia kiểm tra thực địa Dự án Di chuyển dân cư bản Huổi Thẩu Đeng, xã Pa Ham (nay là xã Nậm Nèn), huyện Mường Chà
  • Người dân đã từng đi, đến, về từ huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong thời gian từ ngày 15/01/2021 đến nay, chủ động liên hệ với Trạm Y tế xã, phường hoặc cơ sở y tế gần nhất nơi đang lưu trú để khai báo y tế, hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và giám sát sức khỏe
  • Giấy mời kiểm tra thực địa dự án: Kè bảo vệ khu dân cư và công trình hạ tầng kỹ thuật suối Tin Tốc, thị trấn Mường Ảng (giai đoạn II) và dự án Kè chống sạt lở khu dân cư khu vực thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo
  • Mời họp thống nhất cơ chế, chính sách đối với các dự án Trồng Mắc ca trên địa bàn tỉnh
  • Thông báo lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Giới thiệu chức danh và chữ ký Phó Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Mời kiểm tra thực địa Khai thác cát làm VLXDTT tại điểm mỏ Đội 6, xã Pom Lót và Đội 18, Đội 19, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
  • Thông báo Triệu tập thí sinh tham dự kỳ thi tuyển công chức (vòng 1)
  • Mời kiểm tra thực đia dự án Hồ chứa nước Huổi Trạng Tai, huyện Điện Biên
  • Giấy mời làm việc Đoàn công tác Israel ngày 19/11/2020
  • Thông báo điều chỉnh thời gian tiếp và làm việc với Tập đoàn TH
  • Mời họp thống nhất một số nội dung khảo sát địa bàn dự kiến đề xuất dự án của Tập đoàn TH
  • Mời kiểm tra thực địa Cửa hàng xăng dầu Nà Khoa, xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ và Cửa hàng xăng dầu Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà
  • Thông báo Về việc điều chỉnh, phân công nhiệm vụ đối với các đồng chí trong Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Thông báo vi phạm của doanh nghiệp chi nhánh văn phòng đại diện thuộc trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
  • Mời Kiểm tra thực địa 03 công trình chuẩn bị chủ trương đầu tư tại huyện Tuần Giáo
  • Mời kiểm tra thực địa, thống nhất nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của dự án Kè chống sạt doanh trại dBB1/Bộ CHQS tỉnh Điện Biên
  • Giới thiệu chức danh và chữ ký Phó Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
  • Giấy mời kiểm đi thực địa 02 án kè chống sạt lở trên địa bàn huyện Mường Ảng và Nậm Pồ
  • Giấy mời đi thực địa dự án kè chống sạt lở trên địa bàn huyện Mường Ảng
  • Giấy mời họp về việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình đường Km45 - Nà Hỳ
  • Tài liệu cung cấp thông tin xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2021
  • Mời đăng ký tham gia khóa tập huấn nghiệp vụ Đấu thầu qua mạng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Quyết định số 444/QĐ-UBND ngày 15/5/2020 về việc phê duyệt danh mục khuyến khích đầu tư và nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Văn bản số 500/TB-SKHĐT ngày 03/4/2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thông báo giải quyết TTHC để đáp ứng yêu cầu thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19
  • Văn bản số 500/TB-SKHĐT ngày 03/4/2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thông báo giải quyết TTHC để đáp ứng yêu cầu thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 - Copy - Copy
  • Văn bản số 500/TB-SKHĐT ngày 03/4/2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thông báo giải quyết TTHC để đáp ứng yêu cầu thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 - Copy
  • Văn bản số 500/TB-SKHĐT ngày 03/4/2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thông báo giải quyết TTHC để đáp ứng yêu cầu thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19
  • ĐƯỜNG DÂY NÓNG
    Văn phòng Sở KH & ĐT
    0215.382.5409
    Phòng Đăng ký kinh doanh
    0215. 382.5896
    Trung tâm Xúc tiến đầu tư
    0215.383.8686
  • ĐIỆN BIÊN - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh
  • Quy hoạch tỉnh Điện Biên 2025 - 2030